7 dấu hiệu “tố cáo” trẻ thừa kẽm mẹ chớ coi thường!

Nội dung chính

Cũng như thiếu hụt, dư thừa kẽm có thể gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe cho con. Tuy nhiên không phải bố mẹ nào cũng nhận biết được tình trạng con mình thừa kẽm hay không. Dưới đây là những dấu hiệu thừa kẽm ở trẻ mà mẹ nhất định phải biết.

1. Buồn nôn, nôn mửa

Trẻ thừa kẽm thường có triệu chứng buồn nôn
Trẻ thừa kẽm thường có triệu chứng buồn nôn

Buồn nôn, cồn cào, khô cổ là dấu hiệu thường gặp cảnh báo tình trạng thừa kẽm mức cao. Đây được xem là phản ứng tự nhiên của cơ thể, để đào thải lượng kẽm dư thừa ra ngoài. Vì vậy trẻ sẽ có thể nôn mửa 2-3 lần một ngày, gây mệt mỏi, đuối sức.

Triệu chứng này thường xảy ra khi trẻ bổ sung nhiều hơn 15 mg kẽm/ ngày. Vì vậy nếu lỡ cho bé uống kẽm liều cao mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ.

2. Đau bụng, tiêu chảy

Thừa kẽm còn khiến bé bị đau bụng, đi ngoài
Thừa kẽm còn khiến bé bị đau bụng, đi ngoài

Mặc dù ít phổ biến hơn nhưng đau bụng, tiêu chảy cũng là dấu hiệu thừa kẽm ở trẻ. Bệnh nhân có thể bị chảy máu đường ruột sau khi uống 220mg kẽm sulfat để trị mụn trứng cá. Nguồn: https://www.bmj.com/content/1/6115/754.1

Ngoài ra, khi nồng độ kẽm clorua trên 20% cũng sẽ gây tổn thương ở đường tiêu hóa. Kẽm clorua không được dùng trong các thực phẩm chức năng. Nhưng việc ngộ độc vẫn sẽ xảy ra nếu trẻ vô tình nuốt phải vật liệu chứa kẽm như keo dán, vật liệu trám, hóa chất tẩy rửa.

3. Đắng miệng, chán ăn

Đắng miệng là triệu chứng thừa kẽm ở trẻ
Đắng miệng là triệu chứng thừa kẽm ở trẻ

Kẽm có vai trò rất lớn trong việc cảm nhận hương vị thức ăn. Sự thiếu hụt kẽm có thể dẫn đến chứng giảm vị giác. Vì vậy trẻ thiếu kẽm thường biếng ăn.

Tuy nhiên, nếu tiêu thụ kẽm quá nhiều cũng sẽ khiến cho độ nhạy của lưỡi bị giảm. Trẻ cảm thấy chán ăn, đôi khi có mùi kim loại trong miệng. Những triệu chứng này thường sẽ xuất hiện khi bé sử dụng viên ngậm chứa quá nhiều kẽm.

4. Xuất hiện triệu chứng giống như cảm cúm

Trẻ thừa kẽm còn có triệu chứng giống như cảm cúm
Trẻ thừa kẽm còn có triệu chứng giống như cảm cúm

Thừa kẽm ở trẻ còn được đặc trưng bởi các giống hiệu giống cúm, chẳng hạn như sốt, ớn lạnh, ho, nhức đầu, mệt mỏi,…

Đây cũng là triệu chứng thường gặp khi bị ngộ độc các khoáng chất khác. Do đó, việc chẩn đoán thừa kẽm với trường hợp này đôi khi sẽ gặp khó khăn. Thông thường, các bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh hỏi chi tiết về chế độ ăn. Sau đó tiến hành xét nghiệm máu để tìm loại khoáng chất gây ra triệu chứng.

5. Nồng độ cholesterol HDL thấp

Trẻ thừa kẽm Cholesterol HDL sẽ thấp
Trẻ thừa kẽm Cholesterol HDL sẽ thấp

Với tình trạng thừa kẽm kéo dài, cơ thể trẻ sẽ bị giảm cholesterol HDL. Trong khi đó, đây cholesterol tốt này giúp loại bỏ cholesterol xấu ra khỏi tế bào. Nhờ đó, ngăn ngừa tích tụ mảng bám trong lòng động mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Nghiên cứu về mối liên hệ giữa kẽm và cholesterol người ta thấy rằng, bổ sung nhiều hơn 50mg kẽm/ ngày có thể làm giảm HDL cholesterol. Gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở trẻ. Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16943449/.

6. Trẻ bị thiếu hụt đồng

Trẻ bị thiếu đồng, thiếu máu nội bào khi thừa kẽm
Trẻ bị thiếu đồng, thiếu máu nội bào khi thừa kẽm

Kẽm và đồng là hai vi chất cạnh tranh hấp thu với. Vì vậy nếu bé sử dụng quá 40mg kẽm mỗi ngày sẽ khiến cho đồng không thể hấp thu ở ruột.

Đồng là khoáng chất thiết yếu, hỗ trợ hấp thu và chuyển hóa sắt, cần thiết cho sự hình thành hồng cầu. Ngoài ra, nó cũng đóng vai trò lớn với sự hình thành tế bào bạch cầu. Việc thừa kẽm thiếu đồng, có thể gây ra một số rối loạn máu như:

  • Thiếu máu nội bào
  • Giảm bạch cầu trung tính

7. Bé thường xuyên bị bệnh nhiễm trùng

Trẻ hay bị bệnh liên quan đến virus, vi khuẩn
Trẻ hay bị bệnh liên quan đến virus, vi khuẩn

Mặc dù kẽm là khoáng chất có vai trò lớn với hệ miễn dịch. Nhưng việc nhiều kẽm lại gây cản trở đến việc đáp ứng miễn dịch của con. Theo các nghiên cứu, thừa kẽm sẽ làm suy giảm chức năng của các tế bào miễn dịch như Lympho T. Một loại tế bào bạch cầu có khả năng gắn và tiêu diệt mầm bệnh gây hại.

Chính vì thế khi bị thừa kẽm, cơ thể bé thường hay yếu ớt, dễ mắc bệnh hơn. Nhất là các bệnh liên quan đến virus, vi khuẩn. Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2872358/.

Trẻ thừa kẽm có sao không?

Trẻ thừa kẽm gặp nhiều vấn đề sức khỏe
Trẻ thừa kẽm gặp nhiều vấn đề sức khỏe

Khi có dấu hiệu thừa kẽm ở trẻ mẹ nên đưa bé đi khám để tránh biến chứng nguy hiểm. Dưới đây những vấn đề sức khỏe mà con có thể gặp phải nếu rơi vào tình huống này.

  • Tăng nguy cơ bị sỏi thận: Kẽm được bài tiết thông qua nước tiểu. Vì vậy khi bé hấp thụ lượng lớn chất này sẽ khiến thận phải làm việc quá tải. Không chỉ thế, lượng kẽm hấp thu chưa kịp chuyển hóa có thể liên kết với oxalate, tạo sỏi lắng đọng.
  • Ảnh hưởng tim mạch: Tình trạng thừa kẽm kéo dài được xếp vào nhóm yếu tố sẽ gây ảnh hưởng xấu với tim mạch. Khi đó, nhịp tim của bé tăng nhanh, con hay tức ngực, khó thở, hơi thở gấp, hay hồi hộp, lo âu.
  • Suy giảm miễn dịch: Cùng với rủi ro không đủ hồng cầu, việc dư thừa kẽm còn khiến bạch cầu trung tính giảm theo. Từ đó khiến cho khả năng miễn dịch của bé “yếu ớt”.

Mẹ nên làm gì khi trẻ bị thừa kẽm?

Kẽm là hoạt chất có “võ” nhưng việc dư thừa lại không tốt cho sức khỏe của con. Vì vậy khi bé có các “tín hiệu” bất thường mẹ nên áp dụng biện pháp dưới đây.

Cho bé uống 1 cốc sữa để thải kẽm thừa ra ngoài
Cho bé uống 1 cốc sữa để thải kẽm thừa ra ngoài
  • Tạm dừng bổ sung kẽm: Nếu có nghi ngờ dùng kẽm quá liều mẹ hãy tạm ngừng bổ sung. Sau đó, tăng cường cho bé uống nước để cơ thể thúc đẩy phản ứng đào thải ra ngoài.
  • Cho bé uống 1 cốc sữa tươi: Canxi, photpho trong sữa có khả năng liên kết với kẽm dư thừa. Vì vậy đây là biện pháp hiệu quả để giảm tác động tiêu cực của kẽm dư thừa.
  • Điều chỉnh lại chế độ ăn: Khi trẻ đang bị thừa kẽm, mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn. Hạn chế thực phẩm giàu kẽm như hàu sữa, sò huyết hoặc các loại thịt đỏ trong thời gian này.

Lưu ý: Các biện pháp này chỉ nên áp dụng với trường hợp nhẹ. Trường hợp nặng mẹ nên đưa bé tới viện kiểm tra, tiến hành rửa ruột.

Cách phòng ngừa tình trạng thừa kẽm ở trẻ

Thừa kẽm có thể khiến bé gặp phải tình trạng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy….Tuy nhiên không phải vì thế mà mẹ ngừng việc bổ sung. Bởi kẽm là chất cần thiết cho hệ miễn dịch cũng như phát triển của bé. Việc thừa kẽm hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng các biện pháp dưới đây.

Tuân thủ liều lượng dùng kẽm

Để tránh tình trạng bé bị thừa kẽm mẹ nên tuân thủ liều dùng dưới đây:

Độ tuổiLiều dùng cần thiết/ ngàyLiều dùng không vượt quá/ ngày
Dưới 6 tháng tuổi2 mg4 mg
Từ 7 tháng 12 tháng3 mg5 mg
12 tháng đến 3 tuổi3 mg7 mg
4 tuổi đến 8 tuổi5 mg12 mg
9 tuổi đến 13 tuổi8 mg23 mg
14 tuổi đến 18 tuổi11 mg với nam 9 mg với nữ34 mg
Trên 18 tuổi11 mg với nam 8 mg với nữ40 mg
Bảng liều dùng kẽm cho bé

Áp dụng cách bổ sung hợp lý

Trẻ nhỏ chủ yếu nhận kẽm từ 3 đường chính là sữa mẹ, thức ăn và thực phẩm chức năng. Trong đó, bổ sung kẽm từ sữa mẹ chỉ thích hợp cho những tháng đầu. Bổ sung kẽm từ thực phẩm thường đi liền với nguy cơ thiếu hụt do cơ thể bé chỉ hấp thụ 30%.

Bổ sung kẽm từ chế phẩm bên ngoài được coi là giải pháp vàng, hiệu quả, an toàn với con. Để tránh nguy cơ dư thừa, hầu hết các sản phẩm kẽm trên thị trường hiện nay đều có cốc đo hàm lượng hoặc peptit đi kèm ở dạng dung dịch. Mẹ chỉ cần đong đúng liều và cho bé dùng là sẽ hạn chế tối đa các tác dụng phụ và không phải lo con bị thiếu chất.

Với thiết kế nắp bóp nhỏ giọt, TPBVSK Smartbibi Zinc không chỉ mang đến sự tiện lợi khi có thể nhỏ giọt trực tiếp vào miệng của bé mà còn đảm bảo tính chính xác về liều dùng. Từ đó tối ưu hiệu quả cũng như hạn chế tình trạng thừa kẽm tối đa.

TPBVSK Smartbibi Zinc được nhiều mẹ tin dùng
TPBVSK Smartbibi Zinc được nhiều mẹ tin dùng

Dấu hiệu thừa kẽm ở trẻ thường hay diễn tiến âm thầm. Đến khi phát hiện thì đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên với thực trạng trẻ thiếu kẽm nhiều như hiện nay thì việc bổ sung vẫn cần tiến hành đầy đủ. Để hạn chế tình trạng thừa kẽm nên tuân thủ liều lượng cũng như hướng dẫn của nhà sản xuất khi dùng chế phẩm cho con.

Nên đọc thêm

bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn

Smartbibi ZinC – Bí kíp bổ sung kẽm cho bé biếng ăn từ Italia

Mẹ lo lắng vì con chậm lớn, chẳng chịu ăn? Mẹ muốn bổ sung kẽm để giảm biếng ăn cho con nhưng chưa biết nên chọn loại nào, bổ sung sao cho hiệu quả? Vậy mẹ hãy tham khảo ngay bí kíp giúp con ăn ngon – tăng cần đều của Smartbibi mẹ nhé! Vì