11 Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu kẽm đơn giản nhất

Nội dung chính

Số liệu thống kê của Viện dinh dưỡng quốc gia cho thấy, có đến 70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm. Trẻ thiếu kẽm có thể đối mặt với các nguy cơ thấp còi, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch. Vậy làm thế nào để nhận biết, phòng ngừa và bổ sung kẽm cho bé. Tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau cùng Smartbibi mẹ nhé!

Trẻ thiếu kẽm có biểu hiện gì?

Dấu hiệu thiếu kẽm cũng khá đa dạng và dễ nhận biết. Dưới đây là những biểu hiện thiếu kẽm thường gặp ở trẻ. Mẹ cần biết ngay!

1. Biếng ăn, suy dinh dưỡng

Thiếu kẽm khiến trẻ biếng ăn, ăn không ngon miệng
Thiếu kẽm khiến trẻ biếng ăn, ăn không ngon miệng

Dấu hiệu thiếu kẽm đầu tiên đó là tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa. PGS. Lê Danh Tuyên (Viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia) cho biết có đến 40% trẻ em Việt Nam thiếu kẽm dẫn đến chứng biếng ăn và chậm phát triển chiều cao.1

Lý do là bởi kẽm duy trì, bảo vệ tế bào vị và khứu giác. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của tế bào sẽ ảnh hưởng. Từ đó gây ra biếng ăn “trầm kha”, khiến bé đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

Nghiên cứu được thực hiện tại, Iran năm 2013 cho thấy bổ sung kẽm có tác dụng hỗ trợ giảm chứng biếng ăn ở trẻ.2

2. Bé bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài

Khi thiếu kẽm trẻ hay có dấu hiệu đi ngoài
Khi thiếu kẽm trẻ hay có dấu hiệu đi ngoài

Trẻ thiếu kẽm còn bị rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện điển hình như chậm tiêu, táo bón, tiêu chảy kéo dài. Theo khuyến cáo của WHO và UNICEF việc bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy sẽ tăng độ phục hồi của ruột, giảm tỷ lệ mắc bệnh.

Thí nghiệm được thực hiện tại Ấn độ với 937 bé tiêu chảy cũng cho thấy, bổ sung 20mg kẽm mỗi ngày giúp giảm thời gian tiêu chảy xuống 23% và giảm lượng nước trong phân xuống 39%.3

Lý do là bởi hoạt chất này giúp tăng độ dày niêm mạc, cao nhung mao và chiều rộng của ruột non.

3. Trẻ bị khó ngủ, chậm phát triển trí não

Trẻ nhỏ thường hay khó ngủ khi bị thiếu kẽm
Trẻ nhỏ thường hay khó ngủ khi bị thiếu kẽm

Trẻ sơ sinh thiếu kẽm còn có dấu hiệu rối loạn giấc ngủ. Bé trằn trọc, khó vào giấc, tỉnh giấc, khóc đêm kéo dài. Ở những bé lớn mẹ có thể thấy tình trạng đau đầu, thần kinh bị kích thích, suy giảm trí nhớ hoặc rối loạn cảm xúc như thờ ơ, lãnh đạm, trầm cảm. Trẻ có thể tăng động, khuyết tật, chậm phát triển tâm thần vận động nếu như tình trạng thiếu kẽm kéo dài.

4. Trẻ hay bị ốm vặt

Trẻ thiếu kẽm thường hay ốm vặt
Trẻ thiếu kẽm thường hay ốm vặt

Trẻ thiếu kẽm thường mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp như viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi có khả năng tái đi tái lại. Thậm chí, có thể đối mặt với các nguy cơ như viêm da, mụn bỏng, viêm niêm mạc. Lý do là bởi ở hầu hết trẻ thiếu kẽm, chức năng của các tế bào như lympho T, lympho B, đại thực bào, bạch cầu trung tính đều bị suy giảm khiến việc nhận diện, tiêu diệt mầm bệnh không được tối ưu.

Lothar Rink nhà miễn dịch học người Đức từng khẳng định: Kẽm là hoạt chất dinh dưỡng có khả năng bảo vệ tế bào miễn dịch. Việc bổ sung kẽm đầy đủ có thể giảm tới 18% trường hợp mắc bệnh tiêu chảy, 41% trường hợp viêm phổi, và giảm tỷ lệ tử vong đến trên 50%.4

5. Rụng tóc

Trẻ thiếu kẽm thường có dấu hiệu rụng tóc vành khăn
Trẻ thiếu kẽm thường có dấu hiệu rụng tóc vành khăn

Rụng tóc vành khăn là dấu hiệu thiếu kẽm điển hình ở trẻ sơ sinh, nhất là các bé dưới 6 tháng tuổi. Nguyên nhân của tình trạng này là do kẽm hoạt động như một chất chống oxy hóa, tham gia ức chế sự hình thành các gốc tự do, bảo vệ các tế bào sản sinh collagen, giúp tóc chắc khỏe, giảm gãy rụng.

6. Da khô, dày sừng

Da bị tổn thương, viêm nhiễm cũng là dấu hiệu thiếu kẽm
Da bị tổn thương, viêm nhiễm cũng là dấu hiệu thiếu kẽm

Thiếu kẽm còn làm da khô, dày sừng, viêm niêm mạc miệng, viêm lưỡi bản đồ, vết thương chậm lành, khó phục hồi. Trường hợp nặng hơn bé có thể bị dị ứng da, ngứa mắt,… Lý do của tình trạng này là do kẽm có khả năng chống viêm, làm lành vết thương, hỗ trợ quá trình tái tạo collagen cũng như sửa chữa ADN. Ở tầng thượng bì của da thường chứa nhiều kẽm. Vì vậy nếu bị thiếu hụt làn da sẽ luôn ở trong trạng thái “yếu ớt”, dễ viêm.

7. Bé bị quáng gà, khô mắt

Thiếu kẽm còn khiến các bé mắc bệnh về mắt
Thiếu kẽm còn khiến các bé mắc bệnh về mắt

Trẻ thiếu kẽm có biểu hiện gì? Mẹ có thể nhận thấy dấu hiệu sợ ánh sáng, khô mắt. Ngoài ra ở một số bé còn mất khả năng thích nghi bóng tối, quáng gà về đêm. Việc thiếu kẽm có thể gây ra các bệnh như thoái hóa hoàng điểm, phù giác mạc, đục giác mạc, dẫn đến ảo giác,.. Nguyên nhân của tình trạng này là do kẽm tập trung nhiều ở phần võng mạc Việc thiếu kẽm đồng nghĩa với việc cơ thể mất đi sắc tố bảo vệ mắt. Từ đó gây ra suy giảm thị lực, nguy cơ cận thị rất cao.

8. Móng tay giòn, xuất hiện đốm trắng

Móng tay có đốm trắng là dấu hiệu thiếu kẽm thường gặp
Móng tay có đốm trắng là dấu hiệu thiếu kẽm thường gặp

Móng tay xuất hiện đốm trắng là một trong những dấu hiệu thiếu kẽm thường gặp ở trẻ. Ngoài ra mẹ còn thấy hiện tượng móng tay, móng chân giòn, dễ gãy. Tình trạng này xuất hiện là do cơ thể cần một lượng kẽm để phát triển mô và tế bào móng. Việc thiếu hụt kẽm sẽ khiến các tế bào móng không đủ dưỡng chất để phát triển.

9. Bé bị loét miệng

Loét miệng là một trong những triệu chứng thiếu kẽm ở trẻ
Loét miệng là một trong những triệu chứng thiếu kẽm ở trẻ

Loét miệng cũng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu kẽm ở trẻ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi lượng kẽm trong cơ thể thấp trẻ sẽ tăng nguy cơ viêm nhiễm. Tạo điều kiện cho vi khuẩn trong khoang miệng phát triển. Thậm chí ở một số bé có thể bị tưa lưỡi, nấm miệng, gây đau khi bú.

10. Ù tai, suy giảm thính giác

Trẻ thiếu kẽm thường hay ù tai
Trẻ thiếu kẽm thường hay ù tai

Dấu hiệu nữa không thể bỏ qua ở trẻ thiếu kẽm đó là tình trạng suy giảm thính giác. Bé có biểu hiện ù tai, không quay đầu hoặc tập trung vào nơi phát ra âm thanh, không thay đổi biểu cảm khi có giọng nói hoặc tiếng ồn từ người khác.

11. Trẻ chậm phát triển giới tính

Trẻ chậm phát triển giới tính cũng là dấu hiệu thiếu kẽm
Trẻ chậm phát triển giới tính cũng là dấu hiệu thiếu kẽm

Ở một số trẻ, tình trạng thiếu kẽm còn được nhận biết bởi việc chậm phát triển giới tính, suy giảm chức năng của tuyến sinh dục, ít tinh trùng,…

Điểm danh nguyên nhân chính khiến trẻ thiếu kẽm

Lượng kẽm trong cơ thể người thường chỉ chiếm khoảng 2-3g. Trong đó tập trung phân bổ ở các bộ phận như tinh hoàn, tóc, xương, gan, cơ vân, da, não. Tuy nhiên, do kẽm có thời gian sinh học khá ngắn khoảng 12,5 ngày nên cơ thể bé dễ bị thiếu hụt. Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu kẽm ở trẻ là .

Chế độ ăn không hợp lý

Ths.BS Trần Khánh Vân cho biết bữa ăn của người Việt hiện đang bị thiếu thực phẩm giàu kẽm, chất lượng bữa ăn chưa tốt. Chế độ ăn quá tập trung vào thực vật mà quên đi động vật. Việc ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ và muối axit trong thời gian dài khiến con khó hấp thu dinh dưỡng.5

Bên cạnh đó, thói quen chế biến thực phẩm như xay nhuyễn rồi mới nấu, hầm thật nhừ, mua tích 1 lần khiến cho thực phẩm không còn tươi ngon, hàm lượng kẽm thất thoát.

Chế độ ăn không cân đối là nguyên nhân khiến con thiếu kẽm
Chế độ ăn không cân đối là nguyên nhân khiến con thiếu kẽm

Lượng kẽm trong sữa mẹ giảm dần

Trẻ sơ sinh thiếu kẽm nguyên nhân chủ yếu là do hàm lượng kẽm trong sữa mẹ giảm dần. Trung bình 1 lít sữa mẹ cho khoảng 2-3 mg kẽm, đáp ứng nhu cầu của bé trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên từ tháng thứ 4 trở đi, lượng kẽm trong sữa chỉ còn 0,9 mg/ lít. Vì vậy nếu không bổ sung kịp thời nguy cơ thiếu kẽm rất cao.

Kẽm bị thất thoát

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ thiếu kẽm đó là do bị thất thoát ra ngoài thông qua huyết dịch, hoặc chấn thương. Ngoài ra, việc dùng kháng sinh kéo dài cũng sẽ khiến cho hàm lượng kẽm bị giảm.

Trẻ bị viêm da đầu chi ruột hoặc bệnh mãn tính

Viêm da đầu chi ruột là một dạng rối loạn di truyền đặc trưng bởi việc thiếu kẽm. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ thể không hấp thụ được các chất dinh dưỡng từ chế độ ăn hàng ngày.

Ngoài ra, các bệnh lý như gan mãn tính, hồng cầu hình liềm cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu kẽm ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này thường đi kèm với các dấu hiệu như mất máu, suy gan,…

Thiếu kẽm nguy hiểm thế nào với sự phát triển của bé?

Bên cạnh sắt, canxi và các vi chất dinh dưỡng thì kẽm cũng là thành phần không thể thiếu được. Hoạt chất này tuy nhỏ nhưng mà có võ. Vì thế nếu bị thiếu hụt trong thời gian dài, con sẽ đối mặt với các nguy cơ sức khỏe. Cụ thể:

tác hại của việc thiếu kẽm ở trẻ
Hậu quả khi trẻ thiếu kẽm
  1. Trẻ thiếu kẽm thường ăn không ngon, biếng ăn, lâu ngày dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất cũng như chiều cao.
  2. Thiếu kẽm cũng là nguyên nhân khiến tóc gãy rụng, móng tay, móng chân giòn, yếu, dễ gãy. Trẻ bị rối loạn giấc ngủ, hành vi.
  3. Nguy hiểm hơn là việc thiếu kẽm sẽ khiến cho hệ miễn dịch suy yếu, gia tăng nguy cơ mắc bệnh về da như vảy nến, viêm da cơ địa, các bệnh nhiễm khuẩn như nhiễm trùng tiêu hóa, hô hấp.
  4. Không chỉ thế, việc trẻ sơ sinh thiếu kẽm còn gây cản trở khả năng nhận thức, ghi nhớ cũng như phát triển ngôn ngữ. Đây là “thủ phạm” chính gây chứng khó nói, tự kỷ ở trẻ. Nhóm nghiên cứu ở Tokyo đã đo hàm lượng kẽm trong tóc của 2000 trẻ tự kỷ. Kết quả cho thấy có “mối liên hệ đáng kể” giữa hội chứng này với tình trạng thiếu kẽm, nhất là nhóm trẻ ít tuổi.6

3 cách để bổ sung kẽm cho trẻ hiệu quả

Theo số liệu điều tra của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, có đến 70% trẻ dưới 5 tuổi thiếu kẽm. Tuy nhiên nhiều mẹ vẫn đang “loay hoay” không biết bổ sung kẽm cho con thế nào. Thì dưới đây là những cách bổ sung kẽm cho trẻ hiệu quả nhất:

cách bổ sung kẽm cho trẻ thiếu kẽm

Bổ sung kẽm thông qua sữa mẹ

Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi việc bổ sung kẽm nhanh và hiệu quả là dùng sữa mẹ. Trong 3 tháng đầu, trung bình 1 lít sữa mẹ chứa khoảng 2-3 mg kẽm và giảm dần còn khoảng 0,9mg trong tháng tiếp theo.

Ngoài kẽm, sữa mẹ còn chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất như sắt, canxi, vitamin A, B,…. Vì vậy đây vẫn là thức ăn chính giúp bé khỏe mạnh, phát triển trong những tháng đầu.

Để duy trì lượng kẽm trong sữa cũng như cung cấp cho sự phát triển của bé khoảng thời gian này mẹ nên xây dựng thực đơn giàu kẽm từ những thực phẩm dưới đây:

  • Nhóm thực phẩm giàu kẽm như thịt, trứng, cá, rau xanh
  • Thực phẩm giàu vitamin C để tăng hấp thu kẽm như cam, quýt, ổi, chanh,…
  • Ngoài ra mẹ có thể bổ sung thêm một số loại hạt và ngũ cốc để lượng sữa được dồi dào

Bổ sung kẽm từ nguồn thực phẩm

Trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm. Vì thế để đảm bảo đủ kẽm theo nhu cầu tuổi mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đa dạng. Vậy trẻ thiếu kẽm nên bổ sung gì, chế độ ăn dặm ra sao? Dưới đây là những món ăn giàu kẽm cho bé ăn dặm.

  • Súp gà bí đỏ: Không chỉ nhiều kẽm, bí đỏ thịt gà còn chứa hàm lượng vitamin A, E cao. Từ đó giúp con tăng cường miễn dịch, chống viêm hiệu quả.
  • Cháo trứng đậu đỏ: So với đậu đỏ, trứng có hàm lượng kẽm khiêm tốn. Tuy nhiên bù lại nó lại rất giàu vitamin A, D, E, K và axit béo.
  • Cháo khoai lang cà rốt. Mẹ có thể dùng món cháo khoai lang cà rốt như một nguồn bổ sung kẽm dồi dào cho con. Bởi lẽ trong 100g khoai lang chứa đến 2g chất kẽm.
  • Cháo súp lơ xanh thịt bò: Thịt bò kết hợp với súp lơ vừa giúp cung cấp lượng kẽm dồi dào vừa tăng cường miễn dịch cho con. Đây là một trong những món ăn bổ sung dinh dưỡng, giúp bé tăng cân hiệu quả.

Ngoài nhóm thực phẩm giàu kẽm mẹ nên tăng cường bổ sung thêm vitamin C để bé hấp thu, chuyển hóa vi chất dễ dàng. Vitamin C và kẽm khi dùng cùng nhau sẽ cho tác dụng “hiệp đồng”. Giúp tăng đề kháng, chống lão hóa. Ngoài ra để hàm lượng kẽm không bị thất thoát quá trình bổ sung thông qua thực đơn hàng ngày còn cần hạn chế Phytate. Hoạt chất này chủ yếu có trong ngũ cốc thô, đậu nành và thực phẩm giàu chất xơ.

Cho bé uống kẽm bổ sung

Nhiều người lầm tưởng, bổ sung thực phẩm giàu kẽm cơ thể sẽ hấp thụ được 100%. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy, khả năng hấp thụ kẽm từ thực phẩm chỉ đạt khoảng 10-30%. Hơn nữa, kẽm chủ yếu có nhiều trong đạm động vật. Khi mới tập ăn, trẻ ăn lượng nhỏ nên không đáp ứng đầy đủ. Vì vậy sử dụng thông qua đường uống hàng ngày là điều hết sức cần thiết.

Trên thị trường hiện có rất nhiều chế phẩm bổ sung kẽm cho bé như viên nang, viên ngậm, siro,…. Trong đó, siro chứa kẽm hữu Bisglycinate là loại được ưu tiên sử dụng hơn cả. Lý do là bởi kẽm Bisglycinate có thể thẩm thấu qua ruột vào máu nhanh chóng, giúp bé hấp thu tối đa. Không chỉ thế, việc sử dụng siro cũng khá đơn giản. Mẹ chỉ cần đong đúng liều lượng và cho bé dùng mà không cần mất thời gian nghiền nhỏ.

Trong các sản phẩm chứa kẽm Bisglycinate thì TPBVSK Smartbibi Zinc là sản phẩm được các mẹ bỉm tin dùng. Sản phẩm này sử dụng kẽm Bisglycinate kết hợp với vitamin C, chiết xuất cúc La Mã. Giúp hỗ trợ bổ sung kẽm, vitamin C, hỗ trợ cải thiện tình trạng biếng ăn, chậm lớn ở trẻ.

TPBVSK Smartbibi ZinC an toàn, dễ dùng với trẻ
TPBVSK Smartbibi ZinC an toàn, dễ dùng với trẻ

Lời kết

Việt Nam là một trong 6 quốc gia ở Đông Nam Á có tỉ lệ trẻ thiếu kẽm cao nhất hiện nay. Việc thiếu kẽm trong thời gian dài khiến trẻ có thể đối mặt với các nguy cơ như suy dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao, suy giảm miễn dịch, cản trở khả năng ghi nhớ cũng như phát triển ngôn ngữ,… Vì vậy để con phát triển “khỏe mạnh, phổng phao” mẹ nên chủ động bổ sung thêm kẽm kịp thời, đúng liều, đúng cách.

Nên đọc thêm

bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn

Smartbibi ZinC – Bí kíp bổ sung kẽm cho bé biếng ăn từ Italia

Mẹ lo lắng vì con chậm lớn, chẳng chịu ăn? Mẹ muốn bổ sung kẽm để giảm biếng ăn cho con nhưng chưa biết nên chọn loại nào, bổ sung sao cho hiệu quả? Vậy mẹ hãy tham khảo ngay bí kíp giúp con ăn ngon – tăng cần đều của Smartbibi mẹ nhé! Vì