Bổ sung kẽm cho bé đúng thời điểm là điều vô cùng quan trọng. Bởi mỗi thời điểm, độ tuổi khác nhau việc sử dụng kẽm lại cho hiệu quả và hàm lượng dùng khác nhau. Vậy bổ sung kẽm cho bé khi nào là tốt nhất? Hãy cùng tham khảo những mốc thời gian dưới đây để việc bổ sung đạt hiệu quả cao.
Xem thêm: Top 15 Tác Dụng Của Kẽm Cho Bé
Bổ sung kẽm ngay khi còn trong bụng mẹ
Thật ra, ngay từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã cần bổ sung kẽm để phát triển và hoàn thiện não bộ, tiêu hóa, miễn dịch, hệ xương,… Việc bổ sung kẽm trong thời kỳ này cũng sẽ giúp mẹ nâng cao miễn dịch, hấp thụ canxi và đồng hiệu quả. Tạo tiền đề vững chắc cho việc sinh nở sau này.
Nghiên cứu được thực hiện tại Bangladesh cho thấy, bổ sung kẽm trước khi sinh giúp giảm 16% nguy cơ tiêu chảy và 64% kiết lỵ ở trẻ sơ sinh. (Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2740712/)
Nghiên cứu khác được thực hiện trên 3187 phụ nữ mang thai. Kết quả cho thấy, một khi bà mẹ mang thai thiếu kẽm sẽ có nguy cơ sinh non gấp 3 lần, trẻ sinh ra nhẹ cân, chiều cao thấp hơn so với các bà mẹ mang thai bình thường. (Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4459238/)
Bổ sung kẽm cho trẻ ngay khi chào đời
Với trẻ sau sinh mẹ có thể bổ sung kẽm cho bé ngay khi chào đời. Việc bổ sung kẽm có thể đem lại lợi ích trên nhiều phương diện. Cụ thể:
Kẽm là nguyên tố vi lượng tham gia quá trình phiên mã tạo peptid, tổng hợp protein. Việc bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng hiệu quả. Không chỉ thế, kẽm còn giúp bé tăng cường miễn dịch, hạn chế ốm vặt trong những năm tháng đầu đời khi hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện.
Việc bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh cũng là giải pháp để con ăn ngon, bú tốt, ngủ khỏe. Bé phát triển tốt về chiều cao, cân nặng cũng như hạn chế tình trạng viêm da, hăm sữa, rụng tóc vành khăn.
Với những tác dụng tuyệt vời kể trên, việc bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu đời là điều hết sức quan trọng. Chưa kể đến việc, trẻ sơ sinh nhận kẽm chủ yếu từ sữa của mẹ. Trong khi đó, hàm lượng kẽm này sẽ giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi bổ sung kẽm cho trẻ mẹ nên tuân thủ liều lượng cũng như chỉ định của các bác sĩ. Việc dùng quá liều trong thời gian dài có thể khiến con gặp tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng,…
Khi trẻ có dấu hiệu biếng ăn
Thiếu kẽm làm trẻ biếng ăn, bỏ bú. Lý do là bởi kẽm là hoạt chất tham gia bảo vệ tế bào vị và khứu giác. Việc thiếu kẽm sẽ khiến tế bào niêm mạc miệng không cảm nhận được mùi vị, bé chán ăn, ăn không ngon miệng.
Không chỉ thể, hoạt chất này còn tham gia hoạt động của 300 enzyme, là chất xúc tác quan trọng của quá trình sinh hóa trong cơ thể. Việc bổ sung kẽm sẽ giúp thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn và giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Khi trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng
Kẽm là chất giúp tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và trực tiếp cấu tạo lên 300 enzyme khác nhau. Việc thiếu kẽm sẽ khiến cơ thể thiếu hụt hoặc bị rối loạn chuyển hóa, gây suy dinh dưỡng kéo dài. Vì vậy nếu con còi cọc, chậm tăng cân, kém phát triển chiều cao mẹ cần bổ sung thêm kẽm.
Khi trẻ có dấu hiệu tiêu chảy
Trẻ thiếu kẽm thường bị rối loạn tiêu hóa. Đặc trưng bởi chứng đi ngoài phân sống, tiêu chảy kéo dài. Ngoài ra một số bé còn bị đầy bụng, khó tiêu, táo bón nhẹ và buồn nôn. Do đó khi trẻ có dấu hiệu này mẹ cần bổ sung thêm kẽm cho con. Bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy sẽ giúp giảm thời gian bị bệnh, tăng độ phục hồi niêm mạc ruột.
Khi trẻ có dấu hiệu suy giảm miễn dịch
Trẻ thiếu kẽm thường bị suy giảm miễn dịch. Do đó thường gặp các bệnh viêm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, viêm amidan. Ngoài ra, tình trạng thiếu kẽm kéo dài còn khiến vết thương lâu lành, khó hồi phục, trẻ hay dị ứng.
Do đó khi trẻ có các dấu hiệu suy giảm miễn dịch, thường xuyên ốm vặt mẹ hãy cân nhắc bổ sung thêm kẽm cho con.
Khi trẻ có dấu hiệu tổn thương mắt
Các dấu hiệu tổn thương ở mắt như sợ ánh sáng, mù đêm, quáng gà,… cũng là đáp án lý tưởng cho câu hỏi bổ sung kẽm cho bé khi nào.
Lý do là bởi hoạt chất này tập trung một lượng lớn ở mắt, đặc biệt là võng mạc nơi vận chuyển vitamin A từ gan vào mắt sử dụng. Thiếu kẽm đồng nghĩa với việc mắt thiếu đi các sắc tố bảo vệ. Từ đó dẫn đến suy giảm thị lực, nguy cơ cận thị cao.
Khi trẻ có dấu hiệu khó ngủ, trằn trọc
Mẹ cũng có thể bổ sung kẽm cho bé khi con có các dấu hiệu quấy khóc, khó ngủ về đêm. Lý giải vấn đề này chuyên gia cho biết, kẽm tập trung chủ yếu ở não, chiếm 1,5% tổng khối lượng trong toàn cơ thể. Vì thế nó chi phối hầu hết hoạt động của hệ thần kinh. Việc thiếu kẽm có thể khiến bé quấy khóc, giật mình, ngủ không sâu giấc vào đêm.
Khi bé rụng tóc vành khăn
Rụng tóc là dấu hiệu phổ biến ở trẻ thiếu kẽm. Đây cũng là đáp án cho câu hỏi bổ sung kẽm cho bé khi nào.
Kẽm là hoạt chất tham gia quá trình nhân bản tế bào, tổng hợp protein. Không chỉ thế, nó còn tập trung một lượng đáng kể ở tóc. Do đó, khi bị thiếu hụt tế bào tóc sẽ bị suy yếu, trở nên dễ gãy và giòn.
Khi móng tay của bé có đốm trắng, dễ gãy
Xuất hiện đốm trắng trên móng tay cũng là dấu hiệu thiếu kẽm thường gặp ở trẻ. Ngoài ra mẹ còn quan sát thấy móng tay, móng chân của bé giòn, dễ gãy. Do đó, khi tế bào móng có dấu hiệu này mẹ cần bổ sung thêm kẽm kịp thời cho con.
Khi bé có dấu hiệu tổn thương mô
Khô da, viêm da, nám da, dày sừng, nứt gót hai bên cũng là dấu hiệu trẻ thiếu kẽm cần được bổ sung. Ngoài ra, một số bé có các dấu hiệu như: Viêm niêm mạc miệng, viêm lưỡi, viêm mé móng.
Khi bé có các dấu hiệu trên hệ thần kinh
Bổ sung kẽm cho bé còn có thể thực hiện khi có các dấu hiệu thần kinh như: suy giảm trí nhớ, rối loạn cảm xúc, thờ ơ, lãnh đạm, trầm cảm. Thiếu kẽm có thể làm suy giảm hoạt động của não khiến bé mơ màng, chậm chạp, hoang tưởng,…
Ngoài ra khi bé có các dấu hiệu như suy giảm thính giác, loét miệng, hăm tã,… mẹ cũng có thể cân nhắc dùng kẽm.
Khi có xét nghiệm thiếu kẽm
Ngoài các dấu hiệu lâm sàng thì việc bổ sung kẽm cho bé khi nào còn được xác định dựa vào chỉ số xét nghiệm huyết thanh. Hàm lượng kẽm trong huyết thanh của trẻ được phân chia theo từng độ tuổi.
Độ tuổi | Kẽm trong huyết thanh |
Dưới 4 tháng | 8,9-46 μg/dL hay 1,4-7,2μmol/L |
Từ 4-6 tháng | 25-108 μg/dL hay 4-17 μmol/L |
Từ 7-12 tháng | 51-133 μg/dL hay 8-21 μmol/L |
Từ 1-5 tuổi | 83-152 μg/dL hay 13-24 μmol/L |
Từ 6-9 tuổi | 83-133 μg/dL hay 13-21 μmol/L |
Từ 10-13 tuổi | 83-121 μg/dL hay 13-19 μmol/L |
Nếu hàm lượng kẽm trong máu thấp hơn chỉ số bình thường có nghĩa là trẻ thiếu kẽm. Lúc này việc bổ sung là điều cần thiết để tránh thiếu hụt, ảnh hưởng sức khỏe của con.
Bổ sung kẽm cho trẻ tốt nhất là vào buổi sáng
Thời điểm tốt nhất để bé dùng kẽm là vào buổi sáng. Bởi vì lúc này cơ thể đang bị thiếu hụt vi chất. Việc bổ sung sẽ giúp bé hấp thụ tốt hơn.
Không chỉ thế, tối là thời điểm mà các cơ quan thường có xu hướng đình trệ, nghỉ ngơi. Việc bổ sung kẽm lúc này sẽ khiến một lượng lớn bị ứ đọng, ảnh hưởng giấc ngủ của con.
Vào buổi sáng mẹ có thể cho bé dùng kẽm trước hoặc sau ăn 1 giờ đều được. Hạn chế dùng lúc bé đang đói bụng. Bởi vì điều này có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, dẫn đến đau bụng, đầy hơi. Đối với các bé bị đau dạ dày mẹ có thể cho con uống kẽm cùng vào bữa ăn để tránh cơn đau.