Mẹo dân gian chữa rốn lồi ở trẻ sơ sinh có thực sự hiệu quả?

Nội dung chính

Lồi rốn ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp và không nguy hiểm. Vì vậy rất nhiều mẹ bỉm truyền tai sử dụng mẹo vặt tại nhà. Dưới đây Smartbibi sẽ thông tin tới mẹ các mẹo chữa rốn lồi ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân rốn lồi ở trẻ sơ sinh

Rốn trẻ sơ sinh bị lồi là tình trạng thường gặp, không gây nguy hiểm cho bé nếu mẹ vệ sinh sạch sẽ. Tuy nhiên nếu để kéo dài mà chân rốn không trở lại vị trí ban đầu thì rất có thể đây là dấu hiệu của chứng thoát vị rốn hay dị tật rốn.

Dị tật lồi rốn xuất hiện do áp lực lớn trên thành bụng
Dị tật lồi rốn xuất hiện do áp lực lớn trên thành bụng

Vậy tại sao trẻ sơ sinh bị lồi rốn? Theo chuyên gia, nguyên nhân khiến rốn bị lồi có thể là do các bé khóc to, đi ngoài khó khăn làm tăng áp lực lên vùng thành bụng khiến rốn bị lồi. Khi đó một phần nội tạng sẽ chui ra ngoài, tạo thành khối lồi trên bề mặt bụng. Theo như một số thông tin thống kê, những bé gái thường có tỷ lệ dị tật rốn lồi cao hơn bé trai. Trong đó tập chung nhiều nhất là ở những bé sinh non.

Rốn lồi ở trẻ sơ sinh có cần chữa không?

Hầu hết trường hợp lồi rốn sẽ tự cải thiện khi con được 1 năm tuổi. Số ít sẽ cần thời gian lâu hơn khoảng 3-4 năm. Do đó ba mẹ không cần lo lắng. Bởi vì hầu hết trường hợp vòng rốn của bé sẽ tự đóng lại và không cần đến điều trị. Lồi rốn thậm chí còn không gây đau, vì thế các bé sẽ không có phản ứng gì tại khu vực này. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian lành của rốn như:

  • Đường kính vòng rốn: Đường kính vòng rốn<1.5cm sẽ đóng sớm hơn thoát vị có vòng rốn nhiều
  • Tuổi: Trẻ càng nhỏ khả năng đóng lại vòng rốn càng lớn

Tuy nhiên, một số trường hợp mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu như:

  • Trẻ trên 5 tuổi vòng rốn chưa đóng
  • Phần lồi rốn quá lớn khiến con khó chịu
  • Trẻ bị thoát vị nghẹt

Những trường hợp này trẻ sẽ được làm phẫu thuật và hẹn tái khám sau 2-4 ngày. Thời gian ở nhà, nếu có các dấu hiệu như sốt, đỏ, đau tại vị trí mổ mẹ cần đưa bé đi khám.

Mẹo chữa rốn lồi ở trẻ sơ sinh được nhiều mẹ áp dụng

Hiện có rất nhiều mẹo dân gian chữa lồi rốn cho trẻ sơ sinh. Dưới đây là mẹo được các mẹ bỉm truyền tai nhau làm.

Mẹo chữa lồi rốn bằng đồng xu

Rất nhiều mẹ bỉm truyền tai việc dùng đồng xu để chữa lồi rốn. Vậy thực hư cách làm này thế nào? Có hiệu quả không?

Dùng đồng xu chữa lồi rốn được nhiều mẹ áp dụng
Dùng đồng xu chữa lồi rốn được nhiều mẹ áp dụng

Chuẩn bị

  • 1 đồng xu hình tròn, đường kính vừa phải
  • 1 miếng khăn xô sạch
  • Băng quấn rốn loại thun mỏng 1 lớp

Cách làm

  • Gói đồng xu trong khăn xô nhỏ rồi đặt lên rốn của bé
  • Sau đó dùng băng quấn rốn quấn quanh bụng. Không nên quấn quá chặt hoặc quá lỏng khiến bé khó thở hoặc làm đồng xu xê dịch khỏi vị trí rốn
  • Thỉnh thoảng dùng ngón tay ấn nhẹ vào đồng xu
  • Thực hiện phương pháp này sau khi tắm cho bé, lúc mẹ đang nằm. Ngoài ra để tránh các bé bị hăm do mồ hôi nhiều mẹ nên thay bằng mỗi ngày 2 lần
  • Thời gian thực hiện đến khi rốn bình thường mất khoảng 1-3 tháng

Có nên dùng đồng xu để chữa rốn lồi cho trẻ sơ sinh

Hiện tại rất nhiều mẹ bỉm truyền tai việc dùng đồng xu để chữa rốn lồi. Vậy việc làm này có thực sự hiệu quả? Trên thực tế, đây chỉ là mẹo dân gian, không có cơ sở khoa học. Việc tự ý bọc kín rốn bé có thể sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi. Từ đó dẫn đến nhiễm trùng, thậm chí hoại tử rốn. Vì vậy mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ trước khi sử dụng các mẹo dân gian chưa được kiểm chứng nói trên.

Cách ngăn ngừa tình trạng lồi rốn ở trẻ sơ sinh

Ngoài mẹo sử dụng đồng xu mẹ còn có thể áp dụng các cách dưới đây.

Massage và vệ sinh sạch rốn cho trẻ mỗi ngày
Massage và vệ sinh sạch rốn cho trẻ mỗi ngày
  • Đảm bảo vệ sinh hàng ngày: Mẹ nên vệ sinh sạch sẽ khu vực của rốn và vùng xung quanh để ngăn nhiễm trùng đồng thời tạo điều kiện cho rốn trụi xuống
  • Thực hiện massage nhẹ nhàng: Sử dụng đầu ngón tay massage nhẹ nhàng vùng rốn theo chiều kim đồng hồ mỗi ngày khoảng 5-10 phút. Việc massage này có thể kích thích và giúp rốn đóng hiệu quả
  • Vỗ về bé: Khi trẻ quấy khóc, vặn mình sẽ khiến rốn lồi to hơn. Vì vậy mẹ hãy ôm ấp, vỗ về để bé cảm thấy dễ chịu. Kiểm tra nhiệt độ trong phòng cũng như làn da của bé đảm bảo không có gì khó chịu
  • Dinh dưỡng: Mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng cũng như hệ tiêu hóa của bé. Bởi những cơn táo bón sẽ khiến các bé rặn nhiều, gia tăng áp lực lên rốn

KẾT LUẬN

Việc áp dụng mẹo chữa rốn lồi ở trẻ sơ sinh chẳng những không có hiệu quả mà còn khiến bệnh nặng hơn. Vì vậy thay vì sử dụng đồng xu mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị tốt.

Có thể mẹ quan tâm:

👉 Trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn có sao không?

👉 Trẻ sơ sinh bị lồi rốn có nguy hiểm không?

👉 Hình ảnh rốn lồi ở trẻ sơ sinh giúp mẹ sớm nhận biết

Nên đọc thêm

cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh

13 cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà

Khi trẻ bị sốt, nhiều mẹ đã vội cho dùng thuốc ngay. Mà không biết rằng việc lạm dùng này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh như thế nào? Khi nào cần đưa đến viện, khi nào tự chữa tại nhà? Tất cả

nhiệt độ và độ ẩm phòng cho trẻ sơ sinh

Nhiệt độ và độ ẩm phòng thích hợp cho trẻ sơ sinh luôn khỏe

Nhiệt độ và độ ẩm phòng cho trẻ sơ sinh đến nay vẫn là câu chuyện còn nhiều tranh cãi. Đặc biệt là với những người lớn tuổi, họ luôn cho rằng trẻ sơ sinh kém chịu lạnh hơn người trưởng thành. Vì vậy, lúc nào cũng cần đắp chăn, đội mũ cho trẻ mà