Trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn có sao không?

Nội dung chính

Trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn có sao không là câu hỏi mà nhiều mẹ quan tâm. Bài viết dưới đây Smartbibi sẽ giúp các mẹ nhận biết cũng như điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn là gì?

Trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn là biểu hiện sinh lý bình thường có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Theo chuyên gia, rốn lồi ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do thoát vị. Khi đó một phần nội tạng rời khỏi vị trí, chui ra bên ngoài thông qua lỗ rốn, tạo thành một khối lồi lên giữa bụng. Khi trẻ khóc to, vặn mình, rướn người sẽ thấy chiếc rốn của con phình lên.

Trẻ vặn mình nhiều khiến rốn lồi lên
Trẻ vặn mình nhiều khiến rốn lồi lên

Trẻ sơ sinh vặn mình hay rướn người bị lồi rốn chủ yếu diễn ra dưới 6 tháng tuổi. Ngoài ra, một số tài liệu nghiên cứu còn cho thấy rằng tình trạng này thường gặp ở trẻ sinh non, nhẹ cân, trong đó bé gái nhiều hơn bé trai.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn?

Lồi rốn là hiện tượng sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do cơ bụng không thể kết hợp hoàn toàn với nhau. Tình trạng này chủ yếu diễn ra khi trẻ sơ sinh vặn mình, ưỡn khóc làm tăng áp lực lên rốn. Thông thường khi mới sinh các tế bào thần kinh, thể vân, vỏ não chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, trẻ hay vặn mình, rướn người, vận động tay chân để thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung. Điều này vô tình làm tăng áp lực lên rốn, gây ra hiện tượng thoát vị hay còn gọi là lồi rốn.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh rướn nhiều bị lồi rốn

Trước khi trả lời lời câu hỏi trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn có sao không mẹ nên “bỏ túi” dấu hiệu nhận biết dưới đây. Cụ thể theo chuyên gia, trẻ sơ sinh rướn nhiều bị lồi rốn sẽ có các triệu chứng như:

  • Có khối phình to ngay khu vực rốn
  • Dùng tay ấn nhẹ có thể cảm nhận phần rốn thụt vào trong
  • Khi trẻ vặn hoặc rướn mình phần lồi ở rốn sẽ hiện rõ hơn. Tuy nhiên khi con đi ngủ hoặc thư giãn phần lồi có thể nhỏ hoặc biến mất khó nhìn bằng mắt thường
  • Kích thước phần rốn bị lồi chỉ khoảng 2,5cm
  • Thông thường trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn thường không thấy đau. Do đó con không có phản ứng gì về vùng rốn lồi

Trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn có sao không?

Theo chuyên gia, trong hầu hết trường hợp trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn không gây nguy hiểm sức khỏe cũng như tính mạng của con. Bệnh thậm chí không gây đau đớn ngay cả khi không được chữa trị. Tuy nhiên, nó lại ảnh hưởng lớn đến các yếu tố thẩm mỹ, nhất là với các bé gái.

Hầu hết trường hợp vặn mình lồi rốn không gây nguy hiểm
Hầu hết trường hợp vặn mình lồi rốn không gây nguy hiểm

Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu vặn mình từ 5-6 tuần và kết thúc khoảng 3-4 tháng sau đó. Sau khi chân rốn bị lồi sẽ khó trở về vị trí ban đầu trong thời gian ngắn. Bệnh lồi rốn ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi khi bé được 1 tuổi trở lên. Nhưng cũng có nhiều trường hợp phải khi được 4-5 tuổi rốn mới bớt lồi. Một số trường hợp hiếm gặp, vặn mình lồi rốn có thể là dấu hiệu của bệnh thoát vị nghẹt, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không phẫu thuật kịp thời.

Thoát vị nghẹt là tình trạng cơ quan trong túi thoát vị bì đè ép, thắt nghẽn ở cổ túi dẫn đến rối loạn chức năng. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của tất cả các loại thoát vị thành bụng. Khi bị thoát vị nghẹt một phần của ruột không được truyền máu dẫn đến tổn thương thậm chí là chết mô. Nếu không chữa trị kịp thời trẻ sẽ có thể nhiễm trùng, thậm chí tử vong. Vì vậy nếu trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn kéo dài kèm theo đau bụng, quấy khóc, bỏ ăn mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn điều trị thế nào?

Như đã đề cập trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn phần lớn không sao. Vì vậy bố mẹ không cần phải lo lắng quá. Tình trạng này sẽ tự hết khi bé lớn lên. Tuy nhiên trong một số trường hợp mẹ cần đưa bé đi khám để phẫu thuật gấp.

Trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn có thể sẽ phải phẫu thuật
Trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn có thể sẽ phải phẫu thuật
  • Trẻ đã được 5 tuổi nhưng vẫn bị lồi rốn
  • Phần lồi quá lớn khiến bé khó chịu
  • Dù đã lớn nhưng rốn trẻ vẫn lồi gây mất thẩm mỹ

Sau khi phẫu thuật trẻ có thể được xuất viện ngay. Trường hợp bị sốt, đau, sưng tại vị trí mổ bé có thể được đề nghị ở lại theo dõi.

Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn

Trẻ sơ sinh rướn rốn lồi thường không nguy hiểm. Tuy nhiên việc này có thể ảnh hưởng thẩm mỹ cũng như giấc ngủ của con. Dưới đây là những biện pháp phòng ngừa tình trạng này xảy ra.

  • Thay tã bỉm khô sạch, quần áo rộng thoáng để bé không có cảm giác ngứa ngáy
  • Khi thấy bé vặn mình lồi rốn mẹ có thể ôm trẻ vào lòng để con dễ chịu hơn
  • Không để nhiệt độ phòng quá nóng hoặc lạnh ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ, khiến bé quấy khóc, vặn mình
  • Mẹ nên kiểm tra thường xuyên làn da của trẻ, đảm bảo không bị đau đỏ, viêm loét hoặc nổi mẩn
  • Thường xuyên vệ sinh vùng rốn cho bé bằng muối sinh lý để tránh viêm nhiễm
  • Trường hợp rốn có dấu hiệu bất thường như chảy máu, rỉ dịch mẹ nên chủ động thăm khám càng sớm càng tốt

KẾT LUẬN

Bài viết trên phần nào giúp mẹ giải đáp trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn có sao không. Dù không ảnh hưởng sức khỏe nhưng tình trạng này kéo dài có thể gây mất thẩm mỹ cũng như giấc ngủ của con. Vì thế mẹ nên áp dụng các cách phòng ngừa từ sớm.

Có thể mẹ quan tâm:

👉 Hình ảnh rốn lồi ở trẻ sơ sinh giúp mẹ sớm nhận biết

👉 Trẻ sơ sinh bị lồi rốn có nguy hiểm không?

👉 Mẹo chữa rốn lồi ở trẻ sơ sinh

Nên đọc thêm

Chuyển mùa bé vẫn khỏe re? Bí quyết cho mẹ!

Thời tiết thay đổi đột ngột, nắng mưa thất thường là thời điểm nhạy cảm khiến sức khỏe của trẻ bị giảm sút. Đây là nỗi lo của rất nhiều cha mẹ. Do đề kháng kém, hệ miễn dịch đang trong quá trình hoàn thiện nên trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ốm vặt,

cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh

13 cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà

Khi trẻ bị sốt, nhiều mẹ đã vội cho dùng thuốc ngay. Mà không biết rằng việc lạm dùng này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh như thế nào? Khi nào cần đưa đến viện, khi nào tự chữa tại nhà? Tất cả