Trẻ sơ sinh bị lồi rốn có nguy hiểm không? Có phải điều trị

Nội dung chính

Lồi rốn là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này kéo dài khiến cho nhiều mẹ lo lắng. Vậy trẻ sơ sinh bị lồi rốn có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây Smartbibi sẽ thông tin rõ.

Hiện tượng lồi rốn ở trẻ sơ sinh do đâu?

Rốn trẻ sơ sinh bị lồi hay còn gọi là thoát vị rốn. Đây là dị tật thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là các bé sinh non. Theo chuyên gia, rốn lồi là tình trạng lỗ rốn bị hổng, không đóng kín lại. Tại vị trí này xuất hiện cục thịt lồi lên mà mẹ có thể quan sát bằng mắt.
Mặc dù chưa có thông tin cụ thể nào về nguyên nhân gây ra lồi rốn ở trẻ. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng trẻ sơ sinh khi mới chào đời chưa quen môi trường bên ngoài nên bé thường xuyên vặn mình, quấy khóc. Trong khi đó, thành bụng còn mỏng. Do đó khi vặn mình sẽ gây áp lực lên bụng khiến rốn bị lồi.

Trẻ sơ sinh bị lồi rốn có nguy hiểm không
Rốn trẻ sơ sinh bị lồi là hiện tượng thường gặp

Rốn lồi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh rốn lồi có sao không hay trẻ sơ sinh rốn lồi to có sao không là câu hỏi mà nhiều mẹ quan tâm. Theo chuyên gia, trẻ sơ sinh lồi rốn không ảnh hưởng gì sức khỏe. Tuy nhiên, việc rốn bị lồi có thể gây mất thẩm mỹ, làm con tự ti với khuyết điểm này.

Không chỉ thế,một số trường hợp lồi rốn còn là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bất thường của trẻ sơ sinh. Cụ thể:

  • Thoát vị nghẹt: Đây là tình trạng ruột bị mắc kẹt tại vị trí thoát vị, cản trở việc lưu thông máu đến ruột non. Việc này kéo dài có thể gây khiến một phần ruột non chết mô, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của bé
  • Nhiễm trùng: Rốn lồi cũng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng ở trẻ. Theo chuyên gia, việc để rốn lồi có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do các bướu ruột bị bức bách hoặc vỡ. Nếu không kịp thời chữa trị, trẻ sẽ bị nhiễm trùng máu hoặc hệ tiêu hóa.
  • Rối loạn chức năng ruột: Lỗi rốn có thể ảnh hưởng đến các hoạt động của ruột và gây ra vấn đề với hệ tiêu hóa như táo bón, đầy bụng, khó tiêu,…

Hầu hết các trường hợp, lồi rốn sẽ tự giảm và biến mất. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, khiến trẻ khó chịu hoặc gặp vấn đề sức khỏe liên quan mẹ cần đưa bé đi khám để được theo dõi kỹ hơn.

Lồi rốn có thể là do thoát vị nghẹt đặc biệt nguy hiểm
Lồi rốn có thể là do thoát vị nghẹt đặc biệt nguy hiểm

Dấu hiệu cho thấy lồi rốn nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị lồi rốn có nguy hiểm không? Thông thường trẻ sẽ tự khỏi mà không cần đến can thiệp y tế. Tuy nhiên một số trường hợp con sẽ có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những dấu hiệu cho biết tình trạng lồi rốn ở trẻ sơ sinh tiến triển nặng hơn.

  • Khóc to, khóc ngằn ngặt, tỏ ra đau đớn
  • Bụng bé có vẻ to hơn, tròn và đầy hơn bình thường
  • Vùng da trên khối thoát vị sưng nề
  • Trẻ có các biểu hiện như sốt, nôn, khó đi ngoài hoặc không đi ngoài được
  • Có máu trong phân

Khi có các biểu hiện này mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám.

Trẻ sơ sinh bị lồi rốn có phải điều trị hay không?

Tìm hiểu trẻ sơ sinh rốn bị lồi có sao không phần nào giúp mẹ chủ động phương án điều trị cũng như phòng ngừa. Theo chuyên gia, rốn trẻ sơ sinh bị lồi do thoát vị thường sẽ tự khỏi khi bé được tròn 1 tuổi. Tuy nhiên cũng có trường hợp khi 4-5 tuổi phần rốn mới xẹp và thu lại trong.

Thời điểm vòng rốn đóng lại trẻ sẽ tự khỏi mà không cần phải điều trị.  Nhưng nếu đã qua tuổi này mà rốn vẫn chưa hết lồi mẹ cần đưa bé đi khám để được phẫu thuật kịp thời.

Phần lớn trường hợp lồi rốn không cần điều trị
Phần lớn trường hợp lồi rốn không cần điều trị

Quá trình phẫu thuật này thường sẽ diễn ra trong vòng 1 tiếng. Sau khi gây mê bác sĩ sẽ rạch một đường cạnh rốn và đầy phần thịt bị lồi vào trong. Dùng chỉ khâu lại lỗ thoát vị. Sau phẫu thuật trẻ được theo dõi 1 ngày tại viện trước khi về nhà. Trường hợp có các dấu hiệu bất thường như sốt, chảy dịch, có mủ, rốn sưng đỏ, bỏ bú, mẹ cần cho con tái khám.

KẾT LUẬN

Trẻ sơ sinh bị lồi rốn có nguy hiểm không bài viết trên đã giải đáp rõ. Để tránh ảnh hưởng thẩm mỹ cũng như sức khỏe của con mẹ nên áp dụng biện pháp phòng ngừa từ sớm.

Có thể mẹ quan tâm:

👉 Trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn có sao không?

👉 Hình ảnh rốn lồi ở trẻ sơ sinh giúp mẹ sớm nhận biết

👉 Mẹo chữa rốn lồi ở trẻ sơ sinh

Nên đọc thêm

Trẻ còi xương: Biểu hiện, nguyên nhân, cách khắc phục

Còi xương là một bệnh lý thường gặp ở trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi khiến xương trẻ mềm yếu, dẫn đến phát triển chậm cả về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, đây là bệnh dễ điều trị, khắc phục nếu phát hiện sớm triệu chứng nên mẹ không cần quá lo

Trẻ chậm mọc răng: Biểu hiện, nguyên nhân và cách xử lý

Chậm mọc răng ở trẻ và vấn đề lo lắng của nhiều phụ huynh. Vậy thế nào được coi là chậm mọc răng và cần làm gì khi trẻ chậm mọc răng? Mẹ hãy tham khảo những chia sẻ từ chuyên gia Smartbibi nhé! Thế nào được coi là trẻ chậm mọc răng? Thông thường