Trẻ chậm mọc răng: Biểu hiện, nguyên nhân và cách xử lý

Nội dung chính

Chậm mọc răng ở trẻ và vấn đề lo lắng của nhiều phụ huynh. Vậy thế nào được coi là chậm mọc răng và cần làm gì khi trẻ chậm mọc răng? Mẹ hãy tham khảo những chia sẻ từ chuyên gia Smartbibi nhé!

Thế nào được coi là trẻ chậm mọc răng?

Thông thường trẻ nhỏ sẽ bắt đầu mọc răng từ tháng thứ 6 – tháng 10 và sẽ mọc đủ 20 chiếc răng sữa khi bé 2 tuổi. Cụ thể thời điểm mọc răng của trẻ sẽ như sau:

Các giai đoạn mọc răng của trẻ
  • 6 – 10 tháng: Bắt đầu mọc răng cửa
  • 8 – 12 tháng: Mọc đủ 4 răng cửa
  • 10 – 16 tháng: Mọc đủ 8 răng cửa
  • 13 – 19 tháng: Mọc thêm 4 răng hàm nhỏ
  • 16 – 23 tháng: Mọc thêm 4 răng nanh
  • 23 – 33 tháng: Mọc thêm 4 răng số 5

Như vậy, nếu 11 tháng tuổi mà bé vẫn chưa bắt đầu mọc răng sẽ được coi là chậm mọc răng ở trẻ.

Trẻ chậm mọc răng có sao không?

Chậm mọc răng ở trẻ mặc dù không phải bệnh lý gây nguy hiểm cho con nhưng nó có thể là dấu hiệu của bệnh lý khác hoặc thiếu hụt dinh dưỡng. Ngoài ra khi để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến một số ảnh hưởng như:

Ảnh hưởng khi trẻ chậm mọc răng
  • Răng vĩnh viễn mọc lệch (do răng sữa mọc chậm)
  • Tình trạng hàm răng đôi: Khi răng vĩnh viễn mọc cùng lúc hoặc sớm hơn răng sữa khiến bé có 2 hàm răng.
  • Viêm chân răng, thân răng do răng vẫn nằm dưới nướu
  • Sâu răng
  • Ảnh hưởng đến quá trình ăn uống khiến trẻ chán ăn

Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng, có thể do thiếu hụt dinh dưỡng hoặc do nguyên nhân di truyền, bệnh lý,….

Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng

1. Trẻ mọc răng chậm do thiếu canxi

Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất cho tình trạng chậm mọc răng của trẻ. Vì thiếu canxi, các mầm răng của trẻ không thể nhú dài gây ra tình trạng này.

Đặc biệt, nếu trẻ chậm mọc răng kèm theo các hiện tượng như: còi cọc, chiều cao cân nặng thấp, khó ngủ, đổ mồ hôi trộm ban đêm thì khả năng rất cao là bé đang thiếu canxi.

2. Thiếu hụt vitamin D và K2 (MK7)

Vitamin D có nhiệm vụ hấp thu canxi từ ruột vào máu và K2 giúp gắn đúng đích canxi vào xương, răng cho bé. Vì vậy khi thiếu vitamin D3 và K2 sẽ khiến bé không thể hấp thu được canxi gây ra thiếu hụt.

3. Trẻ sinh non, thiếu tháng

Thường thì trẻ sinh non, thiếu tháng cũng sẽ dễ mọc răng chậm hơn so với các bé sinh đủ ngày, đủ tháng.

4. Do bệnh lý răng miệng

Trẻ bị viêm lợi, nhiễm khuẩn khoang miệng do vệ sinh không đúng cách cũng có thể gây ra tình trạng chậm mọc răng. Nếu bé bị nhiễm khuẩn khoang miệng mẹ có thể nhận biết khi thấy con hay quấy khóc, bị đau, khoang miệng có mùi hôi.

5. Ảnh hưởng của bệnh lý khác

Trẻ mọc răng muộn cũng có thể do suy tuyến giám hoặc do hội chứng down. Các bệnh lý này thường đi kèm với các triệu chứng khác như: vận động kém, chậm nói, thừa cân,…

6. Yếu tố di truyền khiến bé chậm mọc răng

Nếu cha mẹ của trẻ hoặc người thân trong gia đình từng bị mọc răng chậm thì trẻ cũng thể gặp tình trạng này.

Mẹ cần làm gì khi bé chậm mọc răng?

Khi bé chậm mọc răng mẹ cần chú ý các biểu hiện khác của con để xác định đúng nguyên nhân và cách xử lý phù hợp. Mẹ có thể áp dụng các cách sau:

1. Vệ sinh răng miệng cho bé đúng cách

Đảm bảo vệ sinh răng miệng cho bé ngày 2 lần. Cụ thể như sau:

  • Bước 1: Mẹ rửa sạch tay với xà phòng và chuẩn bị nước muối sinh lý/nước đun sôi để nguội, gạc rơ lưỡi.
  • Bước 2: Mẹ quấn gạc rơ lưỡi quanh ngón tay trỏ và thấm một lượng nước muối/nước ấm vừa phải. 
  • Bước 3: Mẹ lấy ngón tay chà lưỡi, chà nướu nhẹ nhàng cho con.

2. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé

Mẹ cần chú ý về chế độ dinh dưỡng của trẻ, đặc biệt liên quan đến việc cung cấp đủ canxi và vitamin D3K2 cho bé.

  • Đối với trẻ dưới 6 tháng: Mẹ cho bé uống đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức và bổ sung thêm D3K2 cho trẻ.
  • Đối với trẻ trên 6 tháng: Mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống ăn uống đầy đủ 4 nhóm chất, các thực phẩm giàu canxi, D3K2 (sữa, lòng đỏ trứng, cá hồi,..) hoặc bổ sung canxi từ chế phẩm bên ngoài nếu chế độ ăn uống chưa đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ.

Smartbibi Maxcal – Canxi dạng siro cho bé xương răng chắc khỏe

Smartbibi Maxcal là một trong những sản phẩm bổ sung canxi cho bé được đánh giá tốt nhất hiện nay nhờ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Sản phẩm phù hợp với trẻ trên 6 tháng tuổi với công dụng bổ sung canxi, d3k2 giúp tăng cường sức khỏe xương răng cho bé.

Smartbibi Maxcal bổ sung Canxi hữu cơ và D3K2 cho bé

Smartbibi Maxcal dạng siro với hương dâu DỄ UỐNG: Được thiết kế đặc biệt cho bé, Smartbibi Maxcal ứng dụng công nghệ bào chế đột phá, Canxi dạng siro lỏng duy nhất trên thị trường với hương dâu thơm ngon, ngọt nhẹ rất dễ uống, được nhiều bé yêu thích. Là dòng canxi thế hệ mới dễ hòa tan, hấp thu vượt trội, hạn chế gây nóng trong hay táo bón.

Với công thức độc đáo “3 trong 1” gồm: Canxi – vitamin D3 – vitamin K2, Smartbibi Maxcal tối ưu khả năng hấp thu canxi và nâng cao tác dụng:

  • Giúp tối ưu phát triển chiều cao cho bé
  • Giúp giảm nguy cơ thiếu hụt Canxi, hỗ trợ giảm nguy cơ còi xương, xương mềm yếu, chậm mọc răng do thiếu Canxi. 
  • Hỗ trợ phát triển hệ xương, răng chắc khỏe. 
  • Hỗ trợ bé ngủ ngon, sâu giấc

Smartbibi Maxcal – An toàn cho bé, an tâm cho mẹ: Được kiểm định chất lượng gắt gao đảm bảo đạt tiêu chuẩn 3 KHÔNG: Không gluten, Không lactose tự nhiên, Không cồn. Sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ nhà máy Gricar tại Italia về Việt Nam, được đảm bảo về chất lượng từ dây chuyền sản xuất đến thành phẩm bởi các tiêu chuẩn khắt khe như: ISO, ISO 9001:2015, ISO 13485:2016, Bio Cert, GMP, Halal, Kosher…Smartbibi Maxcal cũng đã được chứng nhận chất lượng bởi Cục vệ sinh An Toàn thực phẩm của Bộ Y Tế nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về nguồn gốc xuất xứ khi dùng cho con. 

Smartbibi Maxcal hiện có mặt tại nhiều nhà thuốc và siêu thị mẹ và bé nên mẹ có thể dễ dàng tìm mua.

Mẹ liên hệ ngay HOTLINE 1800 8070 để được chuyên gia Smartbibi hướng dẫn chi tiết về cách bổ sung với độ tuổi và nhu cầu của từng bé mẹ nhé! Hoặc mẹ có thể mua hàng trực tiếp TẠI ĐÂY

Nên đọc thêm

cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh

13 cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà

Khi trẻ bị sốt, nhiều mẹ đã vội cho dùng thuốc ngay. Mà không biết rằng việc lạm dùng này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh như thế nào? Khi nào cần đưa đến viện, khi nào tự chữa tại nhà? Tất cả

nhiệt độ và độ ẩm phòng cho trẻ sơ sinh

Nhiệt độ và độ ẩm phòng thích hợp cho trẻ sơ sinh luôn khỏe

Nhiệt độ và độ ẩm phòng cho trẻ sơ sinh đến nay vẫn là câu chuyện còn nhiều tranh cãi. Đặc biệt là với những người lớn tuổi, họ luôn cho rằng trẻ sơ sinh kém chịu lạnh hơn người trưởng thành. Vì vậy, lúc nào cũng cần đắp chăn, đội mũ cho trẻ mà