Trẻ bị tiêu chảy đa số các mẹ thường nghĩ đến việc bù nước và dùng kháng sinh. Ít ai biết rằng dùng kẽm lại là biện pháp an toàn, rẻ tiền, cho hiệu quả cao. Vậy bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy thế nào, liều dùng ra sao?
Tại sao cần bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy?
Hơn 1/10 số ca tử vong, khoảng 800.000 trẻ em bị mất mỗi năm là do tiêu chảy. Vì thế, ngày nay các hướng dẫn về quản lý lâm sàng cho bệnh tiêu chảy vẫn đóng vai trò vô cùng cấp thiết. Vây làm thế nào để trẻ sớm phục hồi, rút ngắn thời gian điều trị và giảm tỷ lệ mắc bệnh? Một trong những biện pháp đó là dùng kẽm. Việc dùng kẽm cho trẻ tiêu chảy xuất phát từ những lý do dưới đây.

Trẻ bị tiêu chảy đa phần thiếu kẽm
Khoảng 30-40% trẻ bị tiêu chảy là do thiếu kẽm. Thiếu kẽm làm hệ thống miễn dịch suy giảm, dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Nhất là vi khuẩn, virus như Salmonella, Clostridium, khuẩn tụ cầu, rota – tác nhân chính gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ.
Thiếu kẽm ở trẻ em còn làm rối loạn tiêu hóa, cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng, gây tiêu chảy, táo bón, đau bụng, buồn nôn,… Vì thế, việc bổ sung kẽm là điều cần thiết.
Kẽm có tác dụng tích cực trong điều trị tiêu chảy
Hầu hết các bậc phụ huynh nuôi con nhỏ ít nhiều đều biết đến oresol và men vi sinh trong điều trị tiêu chảy. Nhưng ít ai biết đến vai trò của kẽm với bệnh lý này. Dùng kẽm cho trẻ tiêu chảy được coi là giải pháp hiệu quả, rẻ tiền, dễ sử dụng và áp dụng cho cả cộng đồng.
Tài liệu xử lý tiêu chảy ở trẻ năm 2009 bộ Y tế đã chỉ ra rằng “Ngoài việc bù nước Oresol bằng đường uống thì bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy vô cùng quan trọng. Bổ sung kẽm sẽ làm giảm thời gian tiêu chảy, giảm số lượng nước trong phân, giảm số lần đi ngoài và mức độ nặng của bệnh.”
(Nguồn: http://ampharcousa.com/tai-lieu-huong-dan-xu-tri-tieu-chay-o-tre-em.html)

Bổ sung kẽm giúp bé giảm thời gian tiêu chảy
Thí nghiệm được thực hiện tại Ấn Độ cũng cho thấy, bổ sung 20mg kẽm/ ngày sẽ giúp giảm thời gian bị bệnh xuống 23%, giảm lượng nước trong phân xuống 39% (Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/7651474/).
Ngoài tác dụng với tiêu chảy cấp, kẽm còn có hiệu quả với cả tiêu chảy mãn tính và tiêu phân nhầy máu. Vì thế WHO khuyến cáo sử dụng kẽm cho trẻ tiêu chảy cấp thời gian kéo dài 10-14 ngày. Có thể phối kết hợp với các nhóm vitamin như B, A để tăng hiệu quả điều trị.
Kẽm giúp bé phục hồi sau tiêu chảy hiệu quả
Ngoài tác dụng trong việc điều trị, bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy còn giúp phục hồi hiệu quả.
Trẻ bị tiêu chảy kéo dài thường có xu hướng chán ăn, kém hấp thu dinh dưỡng, thậm chí suy giảm miễn dịch. Việc bổ sung kẽm lúc này sẽ giúp làm lành niêm mạc đường ruột, hỗ trợ kích thích ăn ngon. Từ đó khắc phục tình trạng chững cân, sụt cân do tiêu chảy kéo dài.

Kẽm giúp tăng miễn dịch, phòng tiêu chảy hiệu quả
Kẽm là vi chất có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch, giúp các tế bào như lympho T, lympho B, đại thực bào hoạt động hiệu quả. Vì thế nếu được bổ sung đầy đủ, hoạt chất này sẽ giúp dự phòng, ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy.
Thí nghiệm được thực hiện tại Ấn Độ trên nhóm trẻ từ 6-35 tháng tuổi. Kết quả cho thấy, ở những bé trai trên 11 tháng tuổi, bổ sung kẽm giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy đến 26%. Với các bé gái, bổ sung kẽm giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh đến 17%. (Nguồn: https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0002916523179329)
Có thể thấy, việc bổ sung trong quá trình điều trị tiêu chảy là điều vô cùng quan trọng để bé sớm phục hồi. Trong đó hiệu quả rõ rệt nhất là giảm thời gian, giảm mức độ nặng của bệnh. Đồng thời giúp con tăng cường sức khỏe, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy những đợt tiếp theo. Vậy bổ sung thế nào, liều lượng ra sao?
Liều dùng cho trẻ bị tiêu chảy
Bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy là điều quan trọng nằm trong phác đồ điều trị của Bộ Y Tế. Tuy nhiên để đạt hiệu quả mẹ nên tuân thủ liều lượng của WHO:
Độ tuổi | Liều dùng |
Trẻ dưới 6 tháng | 10 mg/ ngày, liên tục trong 10-14 ngày |
Trẻ trên 6 tháng | 20 mg/ ngày, liên tục trong 10-14 ngày |

Việc lạm dụng kẽm có thể khiến bệnh không hề thuyên giảm mà còn gia tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ như buồn nôn, táo bón, tiêu chảy. Vì vậy mẹ hãy dùng kẽm một cách thông minh cho bé.

Hướng dẫn cách bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy
Bổ sung kẽm cho trẻ từ chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng khoa học, đúng cách có thể thúc đẩy quá trình hồi phục của ruột, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Cụ thể:

Đối với trẻ dưới 6 tháng
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chính. Ngoài vitamin và các kháng thể thì trong sữa mẹ cũng chứa lượng kẽm dồi dào. Trung bình 1 lít sữa mẹ cho khoảng 2-3mg. Tuy nhiên con số này sẽ giảm dần vào tháng thứ 4. Vì vậy để bổ sung kẽm cho bé trong giai đoạn này mẹ nên tăng cường cữ bú trong ngày. Nếu lượng kẽm không đủ mẹ có thể tìm đến hỗ trợ từ các chuyên gia y tế để được tư vấn cách làm tốt hơn.
Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi
Mặc dù trong khoảng thời gian tiêu chảy, trẻ sẽ có thể giảm hấp thu thức ăn so với bình thường. Tuy nhiên vẫn đạt được khoảng 60%. Vì vậy bổ sung kẽm qua thực phẩm là điều cần thiết và cần thực hiện đầy đủ. Mẹ không nên bắt các bé nhịn ăn hoặc kiêng quá mức. Việc làm này có thể khiến bé sụt cân, suy dinh dưỡng.
Để bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy mẹ nên ưu tiên các loại thức ăn lành tính, giàu vi chất như thịt bò, trứng, tôm đồng, hàu, lươn,… Thêm một chút dầu ăn để tăng năng lượng. Thực phẩm giàu vitamin C để hấp thu và bù điện giải .
Thức ăn của trẻ tiêu chảy nên được nấu mềm, ninh kỹ, loãng hơn bình thường. Ngoài ra mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày để bé tiêu hóa,hấp thu dễ hơn.
Lưu ý rằng, giai đoạn này đường ruột của bé còn yếu vì vậy hãy chọn thực phẩm tươi ngon để đảm bảo an toàn.

Dùng siro kẽm cho trẻ tiêu chảy
Thời kỳ tiêu chảy các bé thường hay biếng ăn, hấp thu kém vì thế lựa chọn siro là giải pháp được nhiều mẹ bỉm áp dụng. Cách làm này khá đơn giản, cho hiệu quả cao, giúp kiểm soát liều lượng cũng như triệu chứng nhanh chóng.
Tuy nhiên, quá trình bổ sung siro kẽm cho trẻ tiêu chảy mẹ cần tuân thủ đúng liều lượng, lựa chọn sản phẩm phù hợp. Cụ thể:
- Ưu tiên lựa chọn sản phẩm chứa kẽm hữu cơ để đảm bảo hiệu quả cũng như hạn chế tác dụng phụ lên đường tiêu hóa vốn đang nhạy cảm của con.
- Mùi vị cũng là yếu tố mẹ cần cân nhắc. Bởi nó quyết định việc bé có chấp nhận sản phẩm hay không.
- Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn mẹ nên lựa chọn siro chứa kẽm nguồn gốc rõ ràng, tin cậy.
Một trong những sản phẩm được các mẹ tin tưởng lựa chọn hiện nay phải kể đến TPBVSK Smartbibi Zinc. Sản phẩm bổ sung kẽm chelate hữu cơ, không cồn, không Lactose, không Gluten, an toàn, lành tính cho bé.

Lời khuyên cho mẹ khi dùng siro kẽm cho bé tiêu chảy
Để sử dụng siro kẽm cho bé tiêu chảy đạt hiệu quả cao mẹ cần lưu ý 4 điều dưới đây:
- Cho bé uống siro kẽm trước hoặc sau ăn 30 phút, tốt nhất là nên dùng vào buổi sáng. Không kết hợp với canxi, sữa để hấp thu tối đa.
- Hạn chế cho kẽm vào dung dịch oresol để kiểm soát tốt nhất liều dùng cho trẻ.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm làm giảm hấp thu như bánh mì, ngũ cốc hoặc thực phẩm giàu photpho trong 2h sau khi uống kẽm.
- Tuân thủ liều lượng, cách dùng của nhà sản xuất in trên bao bì. Tuyệt đối không lạm dụng quá liều khiến bé gặp tác dụng phụ.
Bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy là giải pháp hiệu quả, an toàn, giúp bé hạn chế kháng sinh. Mẹ có thể dùng thực phẩm hàng ngày hoặc siro chứa kẽm. Tuy nhiên để kiểm soát triệu chứng nhanh chóng thì sử dụng siro là giải pháp được đánh giá cao.
Để đảm bảo an toàn, mẹ nên tuân thủ liều lượng bổ sung kẽm khuyến cáo của WHO. Kết hợp dùng thêm vitamin C và các khoáng chất thiết yếu như selen, crom để tăng đề kháng.
Có thể mẹ quan tâm:
- Khi Nào Cần Bổ Sung Kẽm Cho Bé?
- Top 15 Tác Dụng Của Kẽm Với Trẻ Em Mà Mẹ Có Thể Chưa Biết