Có nên nhỏ nước muối vào tai trẻ sơ sinh? Cách nhỏ thế nào?

Nội dung chính

Nước muối sinh lý thường được các mẹ sử dụng để vệ sinh tai cho bé. Thế nhưng việc làm này có thực sự cần thiết? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết “có nên nhỏ nước muối vào tai trẻ sơ sinh”.

Xem thêm:

Cấu tạo của tai và cơ chế tự làm sạch

Ống tai trẻ sơ sinh có hình chữ S, bên ngoài là lớp lông mao và tuyến nhờn. Hàng ngày, tuyến nhờn sẽ tiết dịch nhầy để tạo độ ẩm tự nhiên cho tai đồng thời ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào trong màng nhĩ.

Khi tế bào chết, bụi bẩn cô đặc thành ráy, bám ngoài ống tai lớp lông mao sẽ chuyển động nhẹ để đẩy ráy tai ra ngoài. Nhờ thế mà tai của trẻ luôn được làm sạch một cách tự nhiên, không cần tới sự can thiệp nào khác.

Ráy tai của trẻ có thể được làm sạch tự nhiên
Ráy tai của trẻ có thể được làm sạch tự nhiên

Có nên nhỏ nước muối vào tai trẻ sơ sinh?

Rửa tai bằng nước muối sinh lý là việc mà nhiều người làm. Vậy thực sự việc này có cần thiết không? Nếu thực hiện sai cách có nguy cơ gì?

Theo chuyên gia, nếu tai của bé không bị viêm nhiễm cha mẹ tuyệt đối không nhỏ muối sinh lý vào tai. Bởi vì việc này sẽ khiến môi trường bên trong hốc tai ẩm ướt, tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại tấn công, ảnh hưởng thính giác. Mặt khác, tai có cơ chế làm sạch, từ đùn ráy ra ngoài nhờ lớp lông mao và các hoạt động hàng ngày như ăn, uống, cười, đùa. Ngoài khả năng tự làm sạch, đám lông mao này còn kết hợp với lớp dịch nhầy tạo thành màng bọc bảo vệ ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào trong, ảnh hưởng màng nhĩ. Nếu mẹ nhỏ nước muối nhiều sẽ gây ứ đọng khiến tai bị ù.

Tuy nhiên, với những trường hợp ráy tai khô, nhiều và vón cục không có khả năng đào thải ra ngoài mẹ có thể nhỏ một chút nước muối để giúp làm mềm và dễ lấy ra. Sau khi nhỏ nước muối sinh lý mẹ nên lau khô tai bé, tránh tình trạng đọng nước bên trong.

Có nên nhỏ nước muối vào tai trẻ sơ sinh
Trường hợp viêm tai nặng mẹ có thể nhỏ nước muối cho con

Với những trường hợp bị viêm tai nặng phải nhỏ nước muối sinh lý, mẹ nên lưu ý những điểm dưới đây.

  • Tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ, nhất là nhỏ nước muối vào tai của bé
  • Tìm mua sản phẩm nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh tại cơ sở uy tín
  • Không nên lạm dụng việc nhỏ nước muối sinh lý với những trường hợp đau tai, viêm nặng. Vì khi đã có tổn thương thì phải điều trị bằng thuốc mới khỏi, nước muối lúc này chỉ đóng vai trò hỗ trợ vệ sinh

Tác hại của việc nhỏ nước muối sinh lý sai cách vào tai cho trẻ

Có nên nhỏ nước muối vào tai trẻ sơ sinh chắc hẳn mẹ đã có câu trả lời. Với ưu điểm kháng khuẩn, chống viêm và vệ sinh tốt nước muối sinh lý được coi là loại dung dịch làm sạch hiệu quả. Tuy nhiên, nếu nhỏ nước muối vào tai không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể như:

Ù tai, khó chịu

Việc nhỏ nước muối sinh lý vào tai của trẻ sơ sinh có thể dẫn tới tình trạng ù tai, khó chịu. Bởi nước sau khi ứ đọng tại bề mặt màng nhĩ cũng như lông mao sẽ gây khó chịu, bít lỗ tai. Tình trạng này nếu để kéo dài sẽ ảnh hưởng đến màng nhĩ cũng như chức năng nghe của trẻ.

Tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển

Tai bé vốn dĩ có lớp chất nhờn tiết ra để tạo độ ẩm, ngăn chặn bụi bẩn xâm nhập. Tuy nhiên, khi nước muối sinh lý bị tồn đọng nhiều, không thẩm thấu được sẽ khiến màng nhĩ ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi, tăng nguy cơ viêm tai.

Làm tổn thương, viêm nhiễm tai nặng

Ngoài trường hợp không vệ sinh sạch thì lạm dụng nước muối sinh lý còn khiến tai bị mất đi lớp dịch tự nhiên, khiến ống tai khô, kích ứng kèm theo cảm giác đau nhức. Đây chính là những dấu hiệu của việc tổn thương, viêm nhiễm nặng.

Lạm dụng nước muối có thể khiến tai của bé bị viêm
Lạm dụng nước muối có thể khiến tai của bé bị viêm

Hướng dẫn nhỏ nước muối vào tai trẻ sơ sinh

Như vậy có nên nhỏ nước muối vào tai trẻ sơ sinh không chỉ nên áp dụng trong những trường hợp ráy tai khô cứng, quá nhiều, tai không có khả năng tự làm sạch.  Ngoài ra, để đảm bảo an toàn khi dùng dung dịch này mẹ nên tuân thủ các bước dưới đây.

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ cần thiết như nước muối sinh lý, tăm bông, khăn sạch
  • Bước 2: Đặt trẻ ở tư thế phù hợp. Đối với trẻ sơ sinh tốt nhất mẹ nên đặt trẻ nằm lên trên giường, đầu nghiêng một bên
  • Bước 3: Mở nắp lọ nước muối sinh lý sau đó nhỏ vào tai 3-4 giọt, day nhẹ vành tai để nước đi vào bề mặt bên trong
  • Bước 4: Nghiêng đầu trẻ sang bên ngược lại để nước thừa chảy ra, sau đó dùng khăn lau sạch
  • Bước 5: Sử dụng bông tăm mềm hút hết dung dịch bên trong lỗ tai đồng thời lấy ráy ra ngoài
  • Bước 6: Thực hiện thao tác với bên còn lại

Lưu ý khi nhỏ nước muối vào tai trẻ sơ sinh

Rửa tai bằng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh chỉ thực sự cần trong các trường hợp viêm nhiễm. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn mẹ cần lưu ý những điều dưới đây.

Nhỏ nước muối sinh lý cho bé cần thao tác nhẹ nhàng
Nhỏ nước muối sinh lý cho bé cần thao tác nhẹ nhàng
  • Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Không nên nhỏ nhiều hơn hoặc lạm dụng nước muối vì có thể gây ra tình trạng viêm nặng, tổn thương
  • Hạn chế nhỏ nước muối sinh lý vào tai hàng ngày vì nó có thể tạo môi trường ẩm ướt khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập
  • Tuyệt đối không ấn đầu nước muối vào tai của trẻ khiến con tổn thương, chảy máu
  • Lựa chọn nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh phù hợp, tránh dùng sản phẩm tràn lan
  • Không tự ý pha nước muối để rửa tai hoặc vệ sinh cho bé

Lời kết

Về cơ bản có nên nhỏ nước muối vào tai trẻ sơ sinh sẽ tùy từng trường hợp. Tuy nhiên khi thực hiện mẹ cần thao tác nhẹ nhàng tránh làm tai bé tổn thương. Ngoài ra, nên vệ sinh tai với tần suất vừa phải để ngăn ngừa tác dụng phụ xảy ra.

Nên đọc thêm

Chuyển mùa bé vẫn khỏe re? Bí quyết cho mẹ!

Thời tiết thay đổi đột ngột, nắng mưa thất thường là thời điểm nhạy cảm khiến sức khỏe của trẻ bị giảm sút. Đây là nỗi lo của rất nhiều cha mẹ. Do đề kháng kém, hệ miễn dịch đang trong quá trình hoàn thiện nên trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ốm vặt,

cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh

13 cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà

Khi trẻ bị sốt, nhiều mẹ đã vội cho dùng thuốc ngay. Mà không biết rằng việc lạm dùng này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh như thế nào? Khi nào cần đưa đến viện, khi nào tự chữa tại nhà? Tất cả