Giải đáp: Có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày?

Nội dung chính

Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi cho trẻ sơ sinh là cách tốt nhất để ngăn các bệnh về đường hô hấp. Vậy có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày hay không? Hãy tìm đáp án trong bài viết sau.

Lợi ích của việc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh

Để biết có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày hay không mẹ nên nắm rõ tác dụng của việc làm này. Cụ thể:

có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày
Nhỏ mũi giúp hạn chế bệnh về đường hô hấp

Làm sạch khoang mũi cho bé

Dung dịch nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh là muối sinh lý Natri Clorid (0,9%) với áp suất thẩm thấu gần bằng với dịch cơ thể. Do đó, việc nhỏ mũi thường xuyên sẽ giúp loại bỏ chất nhầy, bụi bẩn, để bé dễ dàng hô hấp.

Hỗ trợ điều trị các bệnh về mũi

Đối với trẻ sơ sinh có bệnh về đường hô hấp như sổ mũi, khò khè, đờm đặc việc nhỏ mũi là rất cần thiết. Bởi nó có thể loại bỏ dịch tiết, giúp trẻ dễ chịu đồng thời hỗ trợ điều trị dứt điểm, tránh trẻ khó chịu, quấy khóc.

Ngăn các bệnh về mũi

Ngoài ra, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý còn giúp các bé ngăn ngừa vi khuẩn có hại phát triển, hỗ trợ phòng ngừa chứng viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm họng,…

Có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày?

Nhỏ mũi cho trẻ có thể giúp loại bỏ chất nhầy, tiêu trừ vi khuẩn. Tuy nhiên, việc lạm dụng nhiều sẽ khiến niêm mạc mũi bé tổn thương, ảnh hưởng sức khỏe. Vì vậy, chuyên gia khuyến cáo mẹ không nên lạm dụng nhiều. Trường hợp trẻ có dịch mũi đặc quánh, không thể tự chảy hoặc mắc các bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng thì mẹ có thể cân nhắc sử dụng.

Lạm dụng nhỏ mũi có thể gây hại cho bé
Lạm dụng nhỏ mũi có thể gây hại cho bé

Trẻ sơ sinh nhỏ mũi ngày mấy lần là tốt?

Dưới đây là tần suất nhỏ mũi hợp lý cho trẻ sơ sinh:

Đối với trẻ khỏe mạnh

Phụ huynh nên nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh khoảng 2-3 lần/ tuần để vệ sinh khoang mũi, tránh tổn thương niêm mạc đồng thời phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp, viêm xoang hiệu quả.

Đối với trẻ nghẹt mũi

Khi trẻ có các dấu hiệu như sổ mũi, khò khè, ngạt mũi mẹ nên nhỏ khoảng 2-3 lần/ ngày. Tần suất này sẽ giúp loại bỏ chất nhầy và các bụi bẩn để bé dễ dàng hô hấp. Ngoài ra để đảm bảo an toàn, mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhà để được bác sĩ thăm khám và tư vấn thêm về cách điều trị cũng như tần suất rửa mũi cho con.

Trẻ thường xuyên tiếp xúc khói bụi

Với những bé thường xuyên tiếp xúc bụi bẩn, ô nhiễm nhưng không bị bệnh mẹ chỉ cần nhỏ mũi 2 lần/ tuần khi đi ngoài về. Tránh lạm dụng nhiều khiến niêm mạc mũi tổn thương.

Tùy từng trường hợp mà số lần nhỏ mũi khác nhau
Tùy từng trường hợp mà số lần nhỏ mũi khác nhau

Thông thường, nước muối nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh là muối đẳng trương, nồng độ 0,9%. Với các trường hợp gỉ mũi đặc, sổ mũi, nghẹt mũi do phù nề mẹ nên sử dụng muối ưu trương để cho hiệu quả tốt hơn.

Hướng dẫn cách nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn

Nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày tuy có tác dụng rất tốt nhưng nếu thực hiện sai cách bé sẽ có thể bị mất đi lớp nhầy tự nhiên. Vì vậy mẹ hãy “bỏ túi” cách nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh dưới đây.

  • Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ
  • Bước 2: Chuẩn bị một lọ nước muối sinh lý, một chiếc khăn bông sạch
  • Bước 3: Đặt bé nằm yên trên giường, giữ đầu cố định
  • Bước 4: Nhỏ 2-3 giọt nước muối vào mũi, đợi khoảng 30-40s cho gỉ mũi mềm
  • Bước 5: Nghiêng người bé sang một bên để dịch mũi chảy ra, sau đó lau nhẹ xung quanh và thao tác lại với bên còn lại

Tác hại khi nhỏ mũi cho bé quá nhiều

Quá trình chăm sóc các bé mẹ không cần quá lo lắng về việc “có nên nhỏ nước muối sinh lý vào mũi cho trẻ sơ sinh” hoặc “nhỏ bao nhiêu lần là đủ”. Bởi nếu tuân thủ chỉ định của các bác sĩ thì sức khỏe bé luôn được đảm bảo. Dưới đây là những tác hại mà việc nhỏ mũi quá nhiều mang đến cho con.

Mũi mất khả năng đề kháng

Mũi trẻ có cơ chế tự làm sạch, ngăn chặn vi khuẩn, bụi bẩn tấn công nhờ chất dịch nhầy có sẵn. Do đó khi nhỏ mũi nhiều, chất nhầy sẽ bị rửa trôi khiến mũi bị thiếu độ ẩm, dễ mắc các bệnh như viêm mũi dị ứng, sổ mũi, ngạt mũi,…

Dễ mắc bệnh mũi, đường hô hấp

Lạm dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh có thể khiến niêm mạc mũi bị teo, ảnh hưởng khả năng hô hấp cũng như khứu giác của trẻ. Vì vậy khi con có đờm, khò khè, ngạt mũi mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định cách làm tốt hơn.

Lạm dụng nhỏ mũi khiến trẻ dễ bị bệnh về hô hấp
Lạm dụng nhỏ mũi khiến trẻ dễ bị bệnh về hô hấp

Lưu ý khi nhỏ nước muối sinh lý vào mũi cho trẻ sơ sinh

Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi cho trẻ sơ sinh có nhiều tác dụng nhưng nếu lạm dụng bé sẽ có thể gặp nhiều vấn đề sức khỏe. Vì vậy để đảm bảo an toàn mẹ cần lưu ý những việc dưới đây.

  • Chỉ rửa mũi cho trẻ khi con có hiện tượng khò khè, nghẹt mũi, đờm đặc quánh,….
  • Quá trình nhỏ mũi mẹ nên thao tác nhẹ nhàng, tránh việc làm bé tổn thương
  • Tuyệt đối không nên rửa mũi hoặc hút đờm dãi quá 2-3 lần/ ngày
  • Trước khi nhỏ mũi cho bé mẹ nên vệ sinh tay tránh nhiễm trùng
  • Nếu việc nhỏ mũi không mang lại hiệu quả như mong muốn mẹ nên đưa bé đi khám để được tư vấn cách trị tốt hơn

Lời kết

Có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày chắc hẳn mẹ đã có câu trả lời. Để việc sử dụng nước muối đạt hiệu quả cao và không gây hại cho bé mẹ nên tuân thủ hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

Có thể mẹ quan tâm:

👉 Cách nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh hiệu quả, an toàn

👉 Có nên nhỏ nước muối sinh lý vào mắt trẻ?

👉 Có nên nhỏ nước muối vào tai trẻ sơ sinh?

Nên đọc thêm

Chuyển mùa bé vẫn khỏe re? Bí quyết cho mẹ!

Thời tiết thay đổi đột ngột, nắng mưa thất thường là thời điểm nhạy cảm khiến sức khỏe của trẻ bị giảm sút. Đây là nỗi lo của rất nhiều cha mẹ. Do đề kháng kém, hệ miễn dịch đang trong quá trình hoàn thiện nên trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ốm vặt,

cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh

13 cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà

Khi trẻ bị sốt, nhiều mẹ đã vội cho dùng thuốc ngay. Mà không biết rằng việc lạm dùng này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh như thế nào? Khi nào cần đưa đến viện, khi nào tự chữa tại nhà? Tất cả