5 trường hợp nên bổ sung kẽm cho trẻ, cha mẹ không thể bỏ qua!

Nội dung chính

Cha mẹ nên bổ sung kẽm cho trẻ. Bởi trong các chất dinh dưỡng, kẽm được chứng minh là có vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển. Hoạt chất này không chỉ giúp bé ăn ngon, tăng cường đề kháng mà còn hỗ trợ điều trị tiêu chảy, cải thiện viêm da… Dưới đây là 5 trường hợp mẹ nên dùng kẽm cho con.

1. Nên bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh

Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh
Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh

Kẽm mà trẻ sơ sinh chủ yếu nhận được là từ sữa mẹ. Mà theo thời gian lượng kẽm này sẽ giảm dần. Vì vậy việc bổ sung kẽm là điều cấp thiết. Bởi trong cơ thể, kẽm là thành phần tham gia trực tiếp quá trình sản xuất enzyme, thúc đẩy tổng hợp protein. Trẻ sơ sinh không đủ kẽm, hệ thống miễn dịch sẽ bị tấn công bởi các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, nấm mốc. Gia tăng nguy cơ mắc bệnh ốm vặt, viêm phế quản, viêm phổi,… Thiếu kẽm còn khiến các bé lười bú, chán ăn, chậm tăng cân, kém phát triển trí não.

2. Nên bổ sung kẽm cho trẻ ốm vặt, đề kháng kém

Bổ sung kẽm cho trẻ hay ốm vặt
Bổ sung kẽm cho trẻ hay ốm vặt

Kẽm tạo hệ thống phòng thủ, giúp tăng đề kháng và chống miễn trùng cho trẻ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các tế bào như lympho T, Lympho B, đại thực bào cần kẽm để kiểm soát, điều chỉnh phản ứng miễn dịch. Từ đó bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân ngoài.

Nghiên cứu được thực hiện ở 609 trẻ trong độ tuổi từ 6-35 tuổi cho thấy bổ sung kẽm có thể giảm tới 45% tỉ lệ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới.

(Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/9651405/).

3. Nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn

Nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn để ăn ngon hơn
Nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn để ăn ngon hơn

Thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ. Vì vậy, bổ sung kẽm cho bé biếng ăn là cách hữu hiệu để giúp phòng ngừa, cải thiện.

Kẽm tham gia vào nhiều thành phần, đặc biệt là các enzyme, giúp tăng tổng hợp protein, phân chia tế bào, thúc đẩy tăng trưởng, tạo cảm giác ngon miệng. Không chỉ thế, hoạt chất này còn giúp bảo vệ vị và khứu giác. Thiếu kẽm sự chuyển hóa tế bào miệng bị ảnh hưởng, bé rối loạn mùi vị dẫn đến chán ăn.

Nghiên cứu tại Iran cho thấy: Bổ sung kẽm giúp tăng hấp thụ calo ở trẻ biếng ăn. (Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4320702/).

4. Nên bổ sung kẽm cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi

Trẻ thấp còi cũng cần bổ sung kẽm
Trẻ thấp còi cũng cần bổ sung kẽm

Bổ sung kẽm cho bé thấp còi, suy dinh dưỡng giúp khôi phục rõ tốc độ phát triển chiều cao, cân nặng. Bởi hoạt chất này có khả năng làm tăng nồng độ hormone IGF-1 (yếu tố tăng trưởng quan trọng trong cơ thể).

Thiếu kẽm, sự phân chia tế bào khó xảy ra, làm chậm quá trình phát triển. Người ta thấy rằng, những trẻ thiếu kẽm cân nặng, chiều cao thường bị “giậm chân tại chỗ”. Vì vậy việc bổ sung kẽm cho bé là điều cần thiết.

5. Nên bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy

Dùng kẽm cho trẻ tiêu chảy để nhanh khỏi bệnh
Dùng kẽm cho trẻ tiêu chảy để nhanh khỏi bệnh

Có nên bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy? Câu trả lời là có. Bởi hoạt chất này có tác dụng khôi phục tính toàn vẹn của niêm mạc ruột, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. Việc sử dụng kẽm ở trẻ tiêu chảy sẽ giúp làm giảm thời gian bị bệnh, tăng độ phục hồi của ruột và giảm tỉ lệ mắc bệnh. Nghiên cứu được thực hiện cho thấy, việc bổ sung kẽm có thể giới tần suất đại tiện mỗi ngày ở trẻ tiêu chảy tới 62% (Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3113371/).

Ngoài tác dụng với tiêu chảy cấp, kẽm còn hiệu quả với tiêu chảy kéo dài, phân nhầy máu do vi khuẩn, virus gây ra. Vì vậy WHO khuyến cáo việc bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy trong vòng 10-14 ngày liên tục.

Ngoài 5 trường hợp kể trên, mẹ nên bổ sung kẽm cho bé khi có vấn đề dưới đây:

  • Trẻ quấy khóc, khó ngủ về đêm, thường xuyên giật mình đổ mồ hôi trộm
  • Trẻ rụng tóc vành khăn
  • Móng tay và chân giòn, dễ gãy
  • Trẻ bị rối loạn nội tiết tố
  • Mắc bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý
  • Trẻ suy giảm thị và thính giác
  • Vết thương mau lành, xuất hiện tình trạng viêm da, hăm tã,…

Bổ sung kẽm cho trẻ có an toàn không?

Có nên tự ý dùng kẽm cho bé hay không?
Có nên tự ý dùng kẽm cho bé hay không?

Với tình trạng đại đa số trẻ nhỏ tại Việt Nam (khoảng 60% trẻ dưới 5 tuổi) bị thiếu vi chất nhất là kẽm. Thì việc bổ sung cho con càng sớm càng tốt. Bởi rất có thể chính bé nhà bạn đang gặp tình trạng thiếu kẽm mà mẹ không biết. Cũng như việc bổ sung đúng hàm lượng, đúng thời gian thì hoàn toàn an toàn cho trẻ.

Theo PGS. TS Nguyễn Thị Diệu Thúy – Đại học Y Hà Nội, dinh dưỡng đóng vai trò là “chìa khóa” quan trọng với nền tảng sức khỏe cũng như miễn dịch của con. Can thiệp dinh dưỡng là phải áp dụng cả một vòng đời, nếu đợi đến khi mắc bệnh mới “chăm” bổ sung là không kịp thời.

Vì vậy để bé phát triển toàn diện, mẹ nên bổ sung thêm kẽm theo liều dự phòng khoảng 2-3 tháng/ đợt. Ngoài ra để tránh tình trạng thiếu kẽm, trẻ dưới 3 tuổi mỗi năm nên đi khám 1 lần. Trên 3 tuổi 1,5 năm đi khám 1 lần.

Có nên bổ sung kẽm thường xuyên không?

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị thiếu kẽm. Do chế độ ăn hàng ngày không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng. Thông thường trẻ chỉ hấp thụ khoảng 10-30% lượng kẽm cung cấp mỗi ngày. Phần còn lại sẽ bị đào thải ra ngoài nhanh chóng. Vì vậy việc bổ sung kẽm thường xuyên là điều cần thiết. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn mẹ nên tuân thủ liều dùng cũng như bổ sung theo đợt để cơ thể có khoảng nghỉ.  Hạn chế dư thừa, ảnh hưởng sức khỏe của con.

Nên bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu, liều lượng thế nào?

Thời lượng dùng kẽm cho bé nên là 2-3 tháng
Thời lượng dùng kẽm cho bé nên là 2-3 tháng

Trên thực tế, không có một độ tuổi giới hạn nào cho việc dùng kẽm. Dù là bé sơ sinh hay trẻ trên 10 tuổi, nhu cầu dùng kẽm vẫn luôn hiện hữu. Thay vì chú ý độ tuổi mẹ nên tập trung bổ sung đến khi bé không còn thiếu. Cũng như đảm bảo lượng kẽm đủ dùng cho con.

Thời gian trung bình để bổ sung kẽm cho trẻ nên là 2-3 tháng. Sau đó tạm dừng, chuẩn bị cho đợt tiếp theo. Chú ý tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung đúng liều quy định. Dưới đây là bảng liều lượng gợi ý để bổ sung kẽm:

Độ tuổiLiều lượng/ ngày
0-6 tháng tuổi2mg/ ngày
7 tháng- 3 tuổi3mg
4-8 tuổi5mg
9-13 tuổi8mg
Trên 14 tuổiBé gái 9mg, bé trai 11mg

Bổ sung kẽm cho trẻ nhất là những bé biếng ăn, ốm vặt, tiêu chảy, suy giảm đề kháng là điều quan trọng và nên thực hiện đầy đủ. Đây là giải pháp “hữu hiệu” góp phần hạn chế tỉ lệ thấp còi, suy dinh dưỡng, ốm vặt.  Tuy nhiên việc bổ sung kẽm cho trẻ cần phải tuân thủ liều lượng cũng như khuyến cáo của nhà sản xuất.

Nên đọc thêm

bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn

Smartbibi ZinC – Bí kíp bổ sung kẽm cho bé biếng ăn từ Italia

Mẹ lo lắng vì con chậm lớn, chẳng chịu ăn? Mẹ muốn bổ sung kẽm để giảm biếng ăn cho con nhưng chưa biết nên chọn loại nào, bổ sung sao cho hiệu quả? Vậy mẹ hãy tham khảo ngay bí kíp giúp con ăn ngon – tăng cần đều của Smartbibi mẹ nhé! Vì