Rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng có màu đen có sao không?

Nội dung chính

Rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng có màu đen khiến nhiều mẹ bỉm lo lắng, không biết xử lý thế nào. Bài viết dưới đây Smartbibi sẽ hướng dẫn mẹ cách xử lý tình trạng này.

Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng?

Trong suốt 9 tháng 10 ngày dây rốn là điểm kết nối lý tưởng giữa hai mẹ con. Với chiều dài chỉ khoảng 50cm, bắt nguồn từ một lỗ mở trong dạ dày kéo đến nhau thai trong bụng của mẹ, dây rốn đảm nhận “sứ mệnh” vận chuyển dinh dưỡng và đào thải chất độc. Không chỉ thế, đến cuối thai kỳ bộ phận này còn truyền kháng thể tự mẹ sang con giúp bé tăng cường miễn dịch, chống lại nhiễm trùng trong 3 tháng đầu sau sinh.

Thông thường sau khoảng 8-10 ngày, dây rốn sẽ khô và bắt đầu rụng. Khoảng thời gian này có thể nhanh hoặc chậm tùy thuộc vào cơ địa trẻ và cách chăm sóc của từng gia đình. Trường hợp sau 3 tuần mà dây rốn chưa rụng mẹ cần đưa con đi gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.

Quá trình lành rốn của trẻ sơ sinh
Quá trình lành rốn của trẻ sơ sinh

Rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng có màu đen có sao không?

Rốn là bộ phận nhạy cảm của trẻ sơ sinh. Vì vậy mọi vấn đề liên quan đến khu vực này đều khiến các mẹ lo lắng. Vậy rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng có màu đen có sao không? Theo chuyên gia, khi rốn rụng màu sắc của nó có thể thay đổi. Ban đầu rốn có màu hồng sáng hoặc đỏ rồi chuyển sang đen, nâu đậm trước khi rụng hoàn toàn. Màu đen xuất hiện sau khi rốn rụng có thể là do quá trình oxy hóa hoặc chất bẩn tác động lên rốn. Điều này thường không nguy hiểm nếu như các bé vẫn ăn, uống, ngủ nghỉ bình thường. Tuy nhiên nếu rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng có màu đen kèm theo các triệu chứng khác như sưng, đỏ, nhiễm trùng, sốt cao mẹ cần nhanh chóng đưa bé tới viện.

Tại đây các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để chắc chắn rằng không có vấn đề nguy hiểm xảy ra. Đồng thời đưa ra khuyến nghị về cách chăm sóc phù hợp cho con.

Một số bệnh lý liên quan nếu rốn có màu đen kéo dài

Rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng có màu đen có thể cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm dưới đây.

Một số bệnh lý khiến rốn có màu đen sau rụng
Một số bệnh lý khiến rốn có màu đen sau rụng
  • Nhiễm trùng rốn: Hầu hết với trẻ sơ sinh, cuống rốn sẽ khô và rụng trong vài tuần đầu sau sinh. Tuy nhiên vẫn có trường hợp trẻ bị nhiễm trùng do sự chăm sóc vùng rốn sai cách. Một số triệu chứng giúp mẹ nhận biết tình trạng này như da quanh rốn phù nề, sưng đỏ, rốn có mùi hôi, màu đen hoặc máu chảy ra.
  • Hoại tử rốn: Hoại tử rốn là tình trạng xảy ra trước hoặc sau khi rốn nhiễm khuẩn. Dấu hiệu giúp mẹ có thể dễ dàng nhận biết tình trạng này là rốn chảy dịch, sưng đỏ, bấm tím, dịch tiết ở rốn có mùi khó chịu. Tình trạng này nếu không kịp thời cứu chữa có thể khiến con nguy hiểm. 

Ngoài ra, rốn có màu đen còn có thể là do một vài bệnh lý khác. Vì vậy để biết chính xác nguyên nhân khiến trẻ gặp tình trạng này mẹ nên đưa con đi khám.

Cách xử lý khi rốn trẻ có màu đen khi rụng

Rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng có màu đen có thể là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là do bệnh lý hoặc mẹ vệ sinh chưa được sạch sẽ. Dưới đây là cách xử lý tình trạng này cho trẻ sơ sinh.

  • Chuẩn bị dụng cụ gồm que bông vô trùng, gạc vô trùng, cồn 70 độ
  • Rửa tay sạch sẽ với xà phòng sát khuẩn
  • Dùng tay nâng gạc vô khuẩn, quan sát dấu hiệu tại rốn như ngoài màu đen rốn có rỉ máu, chảy mủ, có mùi hôi hoặc chân rốn tấy đỏ không
  • Sau đó dùng qua bông vô khuẩn tẩm dung dịch sát khuẩn rồi vệ sinh rốn từ trong ra ngoài
  • Sát trùng vùng da quanh rốn bán kính khoảng 5cm với nước muối sinh lý
  • Thực hiện cách vệ sinh này đều đặn ngày 1-2 lần đến khi trẻ hết màu đen

Cách phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh

Để phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh mẹ nên áp dụng các biện pháp sau.

Vệ sinh rốn sạch sẽ để phòng ngừa các bệnh liên quan

  • Vệ sinh vùng rốn cho cẩn thận cả trước và sau khi rụng
  • Ưu tiên cho bé bú mẹ để tăng đề kháng, chống lại bệnh tật
  • Phòng ốc và các đồ dùng cá nhân của trẻ phải giữ sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn
  • Để rốn của bé được hở, không băng kín chặt
  • Trước khi vệ sinh rốn cho trẻ mẹ nên rửa tay sạch sẽ

KẾT LUẬN

Rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng có màu đen không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, kèm theo các dấu hiệu khác như sốt cao, mưng mủ, có mùi hôi mẹ cần đưa bé đi khám để được điều trị sớm hơn.

Có thể mẹ quan tâm:

👉 Trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn cần làm gì?

👉 Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng

👉 Rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng có mùi hôi

Nên đọc thêm

Chuyển mùa bé vẫn khỏe re? Bí quyết cho mẹ!

Thời tiết thay đổi đột ngột, nắng mưa thất thường là thời điểm nhạy cảm khiến sức khỏe của trẻ bị giảm sút. Đây là nỗi lo của rất nhiều cha mẹ. Do đề kháng kém, hệ miễn dịch đang trong quá trình hoàn thiện nên trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ốm vặt,

cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh

13 cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà

Khi trẻ bị sốt, nhiều mẹ đã vội cho dùng thuốc ngay. Mà không biết rằng việc lạm dùng này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh như thế nào? Khi nào cần đưa đến viện, khi nào tự chữa tại nhà? Tất cả