Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng ngay tại nhà

Nội dung chính

Cả trước và sau khi rụng, rốn trẻ sơ sinh vẫn cần chăm sóc cẩn thận để tránh nhiễm trùng. Vậy cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh khi rụng thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng?

Cuống rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng? Tùy vào cơ địa cũng như cách thức chăm sóc của mỗi gia đình mà thời gian rụng rốn ở trẻ sơ sinh khác nhau. Thường sau khoảng 8-10 ngày rốn trẻ sẽ rụng tự nhiên. Tuy nhiên cũng có những bé đến tuần thứ 2 mới bắt đầu rụng.

Thời điểm này mẹ chỉ cần đảm bảo thay băng rốn thường xuyên, cố giữ cho rốn khô ráo. Lưu ý, cần phải tránh nước và không bôi kem hay thuốc lên rốn của bé vì điều này dễ gây nhiễm trùng rốn, khiến rốn lâu rụng hơn.

Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau 8-10 ngày

Các vấn đề trẻ có thể gặp sau khi rụng rốn

Sau khi trẻ rụng rốn nếu không chăm sóc kỹ càng có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc gặp một số vấn đề như sau:

  • Chảy máu rốn: Tình trạng chảy máu ở giữa cuống rốn hoặc chân rốn sau khi rụng nếu bình thường và an toàn máu sẽ tự cầm và hết ngay. Nếu máu vẫn chảy kéo dài trên 1 phút, không cầm được mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ
  • Rốn rụng muộn: Theo quá trình rụng rốn tự nhiên, sau sinh khoảng 8-10 ngày trẻ sẽ bắt đầu rụng rốn. Tuy nhiên cũng có trường hợp muộn hơn là 2-3 tuần. Trường hợp sau tuần thứ 3 mà rốn của bé chưa rụng mẹ cần đưa con đi gặp bác sĩ
  • Nhiễm trùng rốn: Rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng có mùi hôi, chảy máu, mủ là tình trạng nguy hiểm cần được điều trị. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy rốn bị nhiễm trùng
  • U hạt rốn: Là tình trạng rốn sau khi rụng còn sót lại chân. Lúc này mẹ có thể thấy một cục màu đỏ, rỉ dịch ra ngoài nằm ngay giữa rốn
  • Thoát vị rốn: Là tình trạng tại rốn của bé xuất hiện khối lồi, chứa ruột hoặc một phần nội tạng do lớp cân cơ chỗ này lỏng lẻo

Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng hiệu quả

Quá trình chăm sóc, vệ sinh rốn sau rụng cũng cần cẩn thận, kỹ lưỡng. Vậy rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng thì làm gì? Mẹ hãy áp dụng biện pháp dưới đây.

Giữ cho gốc rốn khô

Rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng cần được thông thoáng để lành nhanh hơn. Một số trường hợp các mẹ vì sợ con đau mà băng rốn nhiều. Điều này khiến rốn ẩm ướt, dễ tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi.

Gốc rốn của trẻ cần giữ cho khô để tránh nhiễm trùng
Gốc rốn của trẻ cần giữ cho khô để tránh nhiễm trùng

Giữ cho gốc rốn sạch

Trẻ sau rụng rốn vẫn cần vệ sinh gốc rốn sạch sẽ ít nhất ngày 1 lần. Mẹ có thể dùng bông y tế nhúng vào nước sạch để vệ sinh rốn cho con. Lau nhẹ gốc rốn để loại bỏ hết các chất bụi bẩn. Để đảm bảo an toàn, tuyệt đối không dùng xà phòng, hay cồn vì dễ gây ứng cho bé.

Lưu ý khi tắm cho bé

Với trẻ đã rụng dây rốn mẹ có thể thoải mái tắm cho bé không sợ nước vào rốn. Điều này thậm chí còn làm sạch vùng rốn dễ dàng. Tuy nhiên không nên để bé tiếp xúc với nước quá lâu. Sau khi tắm xong mẹ nên lau người cho bé, tiếp đến dùng khăn bông mềm chấm nhẹ chân rốn đảm bảo khô ráo.

Chọn trang phụ cho trẻ sơ sinh

Rốn trẻ mới rụng chưa lành vì vậy tốt nhất mẹ nên lựa chọn những bộ quần áo thoáng mát, rộng rãi. Hạn chế mặc  bodysuit hoặc các bộ chật sát người. Nó sẽ làm bé khó chịu cũng như ảnh hưởng tới rốn.

Cẩn thận khi thay tã

Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng đòi hỏi mẹ cần cẩn thận khi phải thay tã. Theo đó, trước khi thực hiện mẹ nên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết. Dùng khăn ướt hoặc bông gòn ẩm vệ sinh cho bé. Sau đó, lau nhẹ từ trước ra sau, rồi dùng khăn khô lau một lần nữa.

Sau đó, mẹ gấp phần trước của tã xuống thấp hoặc nới lỏng eo để tránh cọ sát hoặc khiến nước tiểu và phân làm ướt.

Mẹ nên gấp tã dưới rốn để tránh làm con tổn thương
Mẹ nên gấp tã dưới rốn để tránh làm con tổn thương

Hướng dẫn cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng

Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng vô cùng quan trọng bởi nếu làm sai trẻ sẽ có thể nhiễm trùng, gây hại sức khỏe. Dưới đây là các bước vệ sinh rốn cho con.

  • Bước 1: Mẹ dùng xà phòng rửa tay khử khuẩn trước khi vệ sinh rốn bé
  • Bước 2: Nhẹ nhàng tháo gỡ miếng gạc cũ, quan sát vùng rốn của trẻ có dấu hiệu gì bất thường hay không
  • Bước 3: Dùng bông gòn hoặc tăm bông nhúng vào dung dịch cồn 70 độ hoặc nước sát khuẩn. Sau đó lau lần lượt từ chân rốn ra những vùng da xung quanh cuống rốn của trẻ thật sạch
  • Bước 4: Khi đã vệ sinh cuống rốn và những vùng da xung quanh bụng bé mẹ nên để rốn khô tự nhiên

Việc không nên làm đối với rốn trẻ sơ sinh sau rụng

Quá trình chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh sau rụng mẹ cần lưu ý không làm những việc dưới đây:

  • Ngâm nước lâu: Rốn trẻ sơ sinh sau rụng có thể tắm được bình thường. Nhưng việc ngâm rốn quá lâu sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì thế mẹ nên cho bé tắm nhanh, vệ sinh cẩn thận vùng rốn.
  • Băng rốn kín và chặt: Việc băng rốn quá chặt sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ nhiễm trùng cao.
  • Bôi thuốc lạ lên rốn: Một số mẹo làm cuống rốn trẻ sơ sinh rụng được lưu truyền trong dân gian như đắp bột tiêu, đắp lá,… Việc làm này chẳng những không có hiệu quả mà còn khiến rốn của bé nhiễm trùng, gia tăng nguy cơ bị bệnh.
  • Tự ý giật núm rốn: Rốn của bé sẽ rụng tự nhiên mà không cần phải can thiệp. Việc tự ý giật, kéo cuống rốn sẽ khiến bé bị đau, nhiễm trùng, chảy máu.
Không tự ý giật cuống rốn của trẻ
Không tự ý giật cuống rốn của trẻ

Rốn trẻ sơ sinh sau rụng khi nào cần lo?

Quá trình chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh sau rụng mẹ cần chú ý dấu hiệu bất thường cảnh báo bé đang gặp nguy hiểm. Dưới đây là 2 mức nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh sau rụng.

  • Nhiễm trùng khu trú: Là tình trạng mất ranh giới bình thường giữa da và dây rốn, vùng rốn viêm đỏ, có mủ, đôi khi có máu
  • Nhiễm trùng rốn nặng: Nhiễm trùng lan ra mô liên kết xung quanh, gây viêm đỏ quanh rốn, tạo quầng rốn đường kính lớn hoặc bằng 2cm

Việc trẻ có các dấu hiệu nhiễm trùng như rốn hôi, rỉ máu, có mủ kèm theo triệu chứng toàn thân như sốt cao. co giật mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ, tránh gặp biến chứng nguy hiểm.

KẾT LUẬN

Trên đây là cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng. Quá trình chăm sóc mẹ cần chú ý, nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường thì cần đưa con đi khám tránh để biến chứng nguy hiểm.

Có thể mẹ quan tâm:

👉 Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng

👉 Rốn trẻ sơ sinh rụng nhưng có mủ có nguy hiểm không?

👉 Rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng có mùi hôi

Nên đọc thêm

Chuyển mùa bé vẫn khỏe re? Bí quyết cho mẹ!

Thời tiết thay đổi đột ngột, nắng mưa thất thường là thời điểm nhạy cảm khiến sức khỏe của trẻ bị giảm sút. Đây là nỗi lo của rất nhiều cha mẹ. Do đề kháng kém, hệ miễn dịch đang trong quá trình hoàn thiện nên trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ốm vặt,

cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh

13 cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà

Khi trẻ bị sốt, nhiều mẹ đã vội cho dùng thuốc ngay. Mà không biết rằng việc lạm dùng này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh như thế nào? Khi nào cần đưa đến viện, khi nào tự chữa tại nhà? Tất cả