Rốn trẻ sơ sinh bị ướt phải làm sao? Gợi ý vàng cho mẹ

Nội dung chính

Rốn trẻ sơ sinh bị ướt phải làm sao là câu hỏi mà nhiều mẹ quan tâm. Bài viết dưới đây Smartbibi sẽ hướng dẫn mẹ một số giải pháp điều trị hiệu quả. Đồng thời chỉ rõ nguyên nhân cũng như dấu hiệu của tình trạng này.

Nguyên nhân khiến rốn trẻ sơ sinh bị ướt

Dây rốn là đường vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ sang con trong suốt 9 tháng 10 ngày. Sau khi em bé chào đời, bộ phận này sẽ bị cắt bỏ. Thông thường, sau khoảng 10-14 ngày dây rốn sẽ tự động khô và rụng mà không cần phải can thiệp. Số ít trường hợp có thể rụng muộn hoặc sớm hơn tùy vào cơ địa cũng như cách thức chăm sóc của từng gia đình. Mẹ có thể thấy tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị ướt trước hoặc sau rụng. Tình trạng này khởi phát do những nguyên nhân dưới đây.

Nhiễm nấm Candida

Nhiễm trùng nấm men là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến rốn của trẻ sơ sinh lâu khô. Khi bị nhiễm nấm trẻ sẽ có các dấu hiệu đặc trưng như ngứa ngáy, đau nóng tại vị trí rốn. Điều nguy hiểm hơn là loại nấm này phát triển rất nhanh tại các vùng da ẩm ướt. Nếu số lượng nấm quá nhiều trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm trùng.

Nhiễm nấm Candida khiến rốn của bé ẩm ướt
Nhiễm nấm Candida khiến rốn của bé ẩm ướt

Trẻ bị nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn cũng là nguyên nhân khiến rốn trẻ sơ sinh bị ướt. Khi bị nhiễm khuẩn vùng rốn của bé sẽ bị sưng đau, phù nề, rốn tiết dịch vàng kèm theo mùi hôi khó chịu.

Ống niệu quản không đóng khít

Rốn trẻ sơ sinh có mùi và luôn ẩm ướt có thể là do ống niệu quản chưa đóng khít. Theo chuyên gia, ống niệu quản là bộ phận nối bàng quang với dây rốn. Nếu ống niệu quản không đóng chặt, rốn của trẻ sẽ có mùi hôi và chảy nước.

Rốn trẻ sơ sinh bị ướt phải làm sao?

Cách chữa rốn ướt ở trẻ sơ sinh hay làm gì khi rốn trẻ sơ sinh bị ướt là câu hỏi mà nhiều mẹ quan tâm. Theo chuyên gia, khi trẻ có các dấu hiệu rỉ dịch, mùi hôi mẹ cần áp dụng biện pháp chăm sóc dưới đây.

Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh bị ướt tại nhà

Bước 1: Tiếp tục vệ sinh rốn

  • Khi rốn trẻ sơ sinh bị ướt mẹ hãy dùng miếng vải sạch thấm nhẹ cho nó khô bớt.
  • Sau đó tiếp tục vệ sinh vùng da xung quanh của bé bằng nước muối sinh lý như thường ngày.
  • Việc vệ sinh rốn bằng nước muối sinh lý nên thực hiện khoảng 3-4 lần/ ngày. Sau khi vệ sinh mẹ hãy dùng khăn bông mềm thấm khô khu vực này, đảm bảo rốn được khô thoáng.
Vệ sinh rốn mỗi ngày cho bé
Vệ sinh rốn mỗi ngày cho bé

Bước 2: Giữ cho rốn được khô thoáng

  • Sau khi vệ sinh vùng rốn, các ngày tiếp theo mẹ hãy cố giữ cho rốn của bé được khô.
  • Lau khô mỗi khi tắm và vệ sinh rốn cho bé.
  • Mặc quần áo rộng, thoáng, ít ma sát.
  • Cho rốn bé có không gian thở, tiếp xúc với không khí càng nhiều càng tốt.

Bước 3: Nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng kịp thời

Mặc dù tình trạng nhiễm trùng ít xảy ra tuy nhiên mẹ vẫn cần phải cẩn thận. Dưới đây là những dấu hiệu giúp mẹ có thể nhận biết tình trạng này.

  • Vùng da quanh rốn sưng đỏ
  • Có khối u chứa chất lỏng giống như mủ ở rốn
  • Có máu rỉ ra
  • Bé bị sốt
  • Sưng bụng
  • Khó chịu khi mẹ chạm tay vào rốn

Lưu ý: Để rốn của bé nhanh khô mẹ nên giữ rốn khô thoáng sau khi tắm rửa Hạn chế bôi đắp bài thuốc dân gian lên rốn. Đồng thời ưu tiên lựa chọn những bộ quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi để tránh cọ sát khiến rốn bị đau.

Một số sai lầm thường gặp khi xử lý rốn ướt cho trẻ sơ sinh

Cách xử lý khi rốn trẻ sơ sinh bị ướt khá đơn giản. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp gặp phải sai lầm dưới đây.

  • Quấn tã hoặc bỉm đè lên rốn. Không thay tã ướt hoặc tã bẩn khiến vi khuẩn xâm nhập vào rốn.
  • Sau khi cuống rốn rụng nhiều mẹ vẫn băng quấn chặt để tránh bụi bặm, vi khuẩn tấn công. Tuy nhiên, sai lầm này lại khiến rốn bị bịt kín, không được tiếp xúc không khí khiến lâu khô, lâu rụng, thậm chí nhiễm trùng
  • Tự ý giật cuống rốn khi sắp rụng khiến con bị đau, chảy máu
  • Việc để các bé ngâm mình quá lâu trong bồn khi rốn chưa rụng cũng sẽ khiến rốn sẽ bị nhiễm trùng, ẩm ướt
  • Bên cạnh đó, một số mẹ do vệ sinh nhiều, vệ sinh không kỹ để dịch bẩn đọng lại khiến rốn nhiễm trùng
  • Ngoài ra việc chọn quần áo quá kín, quá chật, không thấm hút mồ hôi cũng sẽ khiến rốn lâu khô, chậm rụng
Việc băng rốn chặt sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi
Việc băng rốn chặt sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi

Cẩn trọng với những bất thường có thể xảy ra khi rốn ướt

Tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị ướt nhất là sau khi đã rụng có thể cảnh báo các bệnh nguy hiểm dưới đây.

  • Nhiễm trùng rốn:Tình trạng nhiễm trùng kéo dài có thể khiến rốn của bé chảy dịch, chảy máu kèm theo mùi hôi khó chịu. Nếu không kịp thời phát hiện biến chứng nhiễm trùng có thể nặng hơn, khiến bé gặp nhiều nguy hiểm
  • Uốn ván rốn: Cũng là lý do khiến rốn của trẻ sơ sinh ẩm ướt. Tình trạng này khởi phát do vi khuẩn Clostridium Tetain gây ra với các triệu chứng điển hình như co cứng, mặt nhăn, sùi bọt mép, hai chân nắm chặt
  • Hoại tử rốn: Trước và sau nhiễm trùng trẻ đều có nguy có bị hoại tử rốn nếu không chăm sóc đúng cách. Một số dấu hiệu giúp mẹ nhận biết tình trạng này như chảy dịch, ẩm ướt, thâm tím, vùng rốn sưng to

Những trường hợp rốn ướt cần đi thăm khám

Rốn trẻ sơ sinh bị ướt phải làm sao? Ngoài việc chăm sóc mẹ còn cần phải quan sát dấu hiệu bất thường, kịp thời cho bé thăm khám. Cụ thể, trường hợp trẻ bị chảy dịch màu vàng tại rốn, kèm theo các triệu chứng như:

Nếu rốn ẩm ướt, kèm máu kéo dài thì cần đi khám
Nếu rốn ẩm ướt, kèm máu kéo dài thì cần đi khám
  • Sốt cao
  • Khó chịu
  • Vùng rốn sưng tấy, đỏ đau
  • Rốn có mùi hôi khó chịu

Mẹ cần đưa bé đi khám chuyên khoa. Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, nhiễm nấm hoặc ống niệu hở. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cũng như chăm sóc rốn ướt khác nhau.

Lời kết

Rốn trẻ sơ sinh bị ướt phải làm sao bài viết trên đã giải đáp rõ. Trường hợp rốn có dấu hiệu nhiễm trùng mẹ cần đưa bé đi khám để được tư vấn kỹ hơn.

Nên đọc thêm

Chuyển mùa bé vẫn khỏe re? Bí quyết cho mẹ!

Thời tiết thay đổi đột ngột, nắng mưa thất thường là thời điểm nhạy cảm khiến sức khỏe của trẻ bị giảm sút. Đây là nỗi lo của rất nhiều cha mẹ. Do đề kháng kém, hệ miễn dịch đang trong quá trình hoàn thiện nên trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ốm vặt,

cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh

13 cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà

Khi trẻ bị sốt, nhiều mẹ đã vội cho dùng thuốc ngay. Mà không biết rằng việc lạm dùng này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh như thế nào? Khi nào cần đưa đến viện, khi nào tự chữa tại nhà? Tất cả