Mách mẹ cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy kéo dài

Nội dung chính

Khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài, cha mẹ cần đưa con đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, việc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy kéo dài đúng cách sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh hơn, giảm các hệ luỵ trẻ gặp phải khi bị tiêu chảy kéo dài.

Mách mẹ cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy kéo dài - Ảnh 1.
Mẹ lưu lại ngay những giải pháp trong chăm sóc trẻ tiêu chảy kéo dài

Cho bé ăn uống khoa học, tránh các món dị ứng

Mặc dù trong thời gian bị tiêu chảy, sự hấp thu thức ăn có giảm hơn bình thường, nhưng lượng hấp thu qua ruột vẫn đạt khoảng 60%. Do đó, trẻ cần được ăn uống đầy đủ để bù đắp dưỡng chất bị thất thoát. Theo ThS.BS. Phạm Ngọc Hiệp – bác sĩ chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, TP.HCM : mẹ nên chia nhỏ bữa ăn của trẻ, 5 – 7 bữa/ngày thay vì 3 bữa như bình thường.

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Mẹ nên tăng số lần bú cho trẻ vì kháng thể có trong sữa mẹ giúp trẻ tăng đề kháng tốt hơn.
  • Trẻ từ 6 tháng tuổi: Ngoài sữa mẹ, trẻ cần được bổ sung thêm các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như cá nạc, sữa, trứng, thịt nạc,… Mẹ nên cho trẻ ăn thêm các loại quả chín như xoài, cam, chuối,… để tăng vitamin C, kali,… Bên cạnh đó, hồng xiêm, cà rốt,… là những thực phẩm tốt cho trẻ bị tiêu chảy vì chúng chứa nhiều pectin và lignin, các chất này có tác dụng hút nước trong ruột và trương lên như một chất keo, hút mầm bệnh ở ruột để kéo ra ngoài, hỗ trợ làm sạch ruột.

Thức ăn cho trẻ bị tiêu chảy cần nấu kĩ, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Những thức ăn đã nấu sẵn cần phải đun lại trước khi cho trẻ ăn. Mẹ nên tránh cho trẻ ăn thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ…) khó tiêu hóa. Không dùng các loại thức ăn có nhiều đường, thức ăn chiên xào rán chứa nhiều dầu mỡ, sản phẩm chế biến từ sữa nếu dị ứng vì chúng có thể làm tiêu chảy nặng hơn.

Vệ sinh trẻ bị tiêu chảy đúng cách

Bình sữa, bát thìa ăn dặm của trẻ cần được đun sôi, hoặc khử trùng sau mỗi bữa ăn để tránh vi khuẩn bám lại, hạn chế cho trẻ ngậm ti giả.

Khi thay bỉm, mẹ nên vệ sinh nhẹ nhàng, rửa sạch vùng hậu môn của trẻ, bôi thuốc hăm nếu cần. Bỉm bẩn sau khi thay phải được buộc gọn gàng trong túi ni lông, cho vào thùng rác. Nếu trẻ đi vệ sinh bằng bô hoặc bồn cầu, cha mẹ cần vệ sinh bằng xà phòng hàng ngày. Đồ chơi của trẻ cũng cần được vệ sinh hàng tuần, phòng chơi phải gọn gàng, đảm bảo vệ sinh, hạn chế vi khuẩn bám trên chăn ga của trẻ.

Mách mẹ cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy kéo dài - Ảnh 2.

Bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng cho trẻ

Khi bị tiêu chảy kéo dài, cơ thể trẻ sẽ bị mất đi hàm lượng vi chất dinh dưỡng khiến trẻ mệt mỏi, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ kiệt sức. Chính vì vậy, bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, chú ý cách chế biến, trẻ bị tiêu chảy cũng cần được bù đắp đầy đủ chất dinh dưỡng như: vitamin A, vitamin B, đặc biệt là vi chất kẽm. Việc sử dụng kẽm ở trẻ bị tiêu chảy có tác dụng hỗ trợ làm giảm thời gian bị bệnh, tăng tốc độ hồi phục của đường ruột và giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy. Kẽm có tác dụng làm lành vết thương, tăng sinh tế bào, cải thiện sự hấp thụ nước và chất điện giải, góp phần lập lại quá trình hấp thu bình thường của ruột vốn bị rối loạn trong thời gian tiêu chảy, cải thiện sự tái tạo mô ruột, giúp loại bỏ các mầm bệnh gây tiêu chảy tốt hơn.

Một thử nghiệm bổ sung kẽm (10 mg / ngày) ở trẻ em chậm lớn (4 – 36 tháng tuổi) ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc tiêu chảy thấp hơn 71%.

Bên cạnh đó, kẽm cũng giúp tăng cảm giác ngon miệng ở trẻ biếng ăn, giúp trẻ sớm cải thiện tình trạng dinh dưỡng.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và UNICEF khuyến nghị bổ sung 20 mg kẽm hàng ngày trong 10-14 ngày đối với trẻ em bị tiêu chảy cấp và 10 mg mỗi ngày đối với trẻ sơ sinh dưới sáu tháng tuổi, để giảm bớt mức độ nghiêm trọng của đợt bệnh và ngăn ngừa tái phát. Bổ sung kẽm cho trẻ bị tiêu chảy, mẹ nên ưu tiên lựa chọn kẽm chelate hữu cơ bisglycinate với ưu điểm dễ hòa tan, làm cho nồng độ kẽm trong máu cao hơn 43,3% so với kẽm khác.

Smartbibi ZINC – TPBVSK bổ sung kẽm chelate hữu cơ hỗ trợ giảm biếng ăn – tăng cường đề kháng

Ứng dụng thành công kẽm bisglycinate vào thực phẩm bảo vệ sức khoẻ cho trẻ, đội ngũ chuyên gia tại công ty Dược phẩm châu Âu Gricar với hơn 50 năm kinh nghiệm đã cho ra đời TPBVSK Smartbibi ZINC.

Mách mẹ cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy kéo dài - Ảnh 4.
  • Với thành phần gồm: kẽm chelate hữu cơ bisglycinate kết hợp với vitamin C và cúc La Mã, Smartbibi Zinc là công thức hỗ trợ tốt cho sức khỏe của bé.
  • Nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Phòng thí nghiệm Động học Xenobiotics, Khoa Dược, Pháp đã chỉ ra rằng kẽm bisglycinate làm cho nồng độ kẽm trong máu cao hơn 43,3% so với sử dụng kẽm thông thường.
  • Được nhập khẩu nguyên chai từ Italy, Smartbibi Zinc trải qua quá trình kiểm định chất lượng gắt gao với tiêu chuẩn 4 KHÔNG: không gluten, không lactose, không độc tố, không cồn.
  • Smartbibi ZINC được bào chế dạng siro lỏng, hương cam tự nhiên, vị nhạt thanh rất dễ uống đối với trẻ.

Mẹ tìm hiểu thông tin về thực phẩm hỗ trợ bổ sung kẽm Smatbibi ZINC truy cập: https://www.smartbibi.vn/san-pham/zinc/

Tổng đài tư vấn: 1800 8070

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Chịu trách nhiệm về sản phẩm và phân phối: Công ty cổ phần Dược phẩm Delap.

Địa chỉ: Biệt thự số L09, lô đất L11, khu đô thị mới Dương Nội, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Số XNQC: 3082/2021/ĐKSP

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

*Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng sản phẩm trước khi dùng.

Nên đọc thêm

Chuyển mùa bé vẫn khỏe re? Bí quyết cho mẹ!

Thời tiết thay đổi đột ngột, nắng mưa thất thường là thời điểm nhạy cảm khiến sức khỏe của trẻ bị giảm sút. Đây là nỗi lo của rất nhiều cha mẹ. Do đề kháng kém, hệ miễn dịch đang trong quá trình hoàn thiện nên trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ốm vặt,

cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh

13 cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà

Khi trẻ bị sốt, nhiều mẹ đã vội cho dùng thuốc ngay. Mà không biết rằng việc lạm dùng này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh như thế nào? Khi nào cần đưa đến viện, khi nào tự chữa tại nhà? Tất cả