Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh có mủ là như thế nào?

Nội dung chính

Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh có mủ từng khiến nhiều mẹ sửng sốt, hoang mang. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu nguyên nhân cũng như biết cách khắc phục hiệu quả. Bài viết dưới đây, Smartbibi sẽ chia sẻ một số kiến thức liên quan đến lĩnh vực này.

Nguyên nhân khiến rốn trẻ sơ sinh có mủ

Sau sinh khoảng 8-10 ngày dây rốn của bé sẽ bắt đầu rụng. Khi dây rốn rụng, trẻ sẽ chảy một ít dịch vàng thậm chí có mùi hôi nhẹ. Nếu bé vẫn ăn và ngủ bình thường mẹ không cần lo. Bởi tình trạng này sẽ hết sau một vài ngày. Trường hợp dây rốn có mủ kèm theo mùi hôi, lẫn máu mẹ cần đưa bé đi khám để tránh biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những lý do khiến rốn trẻ sơ sinh có mủ.

Trẻ sơ sinh có mủ ở rốn do rất nhiều nguyên nhân
Trẻ sơ sinh có mủ ở rốn do rất nhiều nguyên nhân
  • Việc mẹ băng rốn quá chặt, không lau rửa rốn thường xuyên hoặc quên vệ sinh tay chân sạch sẽ khi lau rốn bé có thể khiến con gặp phải tình trạng nhiễm trùng, sưng mủ
  • Ngoài ra việc tự ý dùng bài thuốc dân gian để rắc lên rốn của bé khi không có sự chỉ định từ các bác sĩ cũng làm cho tình trạng mủ thêm trầm trọng hơn
  • Với những trường hợp mẹ sợ làm bé tổn thương mà không dám đụng vào dây rốn cũng như lau rửa thường xuyên sẽ khiến rốn có mủ kèm mùi hôi khó chịu
  • Không chỉ thế, việc mẹ vệ sinh quá nhiều, tắm và lau rốn thường xuyên cũng tạo môi trường ẩm ướt cho các vi khuẩn phát triển gây viêm

Rốn trẻ sơ sinh có mủ có nguy hiểm không?

Tìm hiểu hình ảnh rốn trẻ sơ sinh có mủ mẹ sẽ nhận thấy mức độ nguy hiểm của bệnh. Theo chuyên gia, tình trạng có mủ ở rốn thường là dấu hiệu cảnh báo các bệnh dưới đây.

Rốn có mủ có thể cảnh báo tình trạng nhiễm trùng
Rốn có mủ có thể cảnh báo tình trạng nhiễm trùng
  • Viêm rốn: Trẻ bị viêm rốn thường có các dấu hiệu như sốt nhẹ, quấy khóc, phù nề, rỉ dịch màu vàng. Tình trạng này thường gặp ở trẻ sau khi rốn rụng
  • Nhiễm khuẩn: Hình ảnh rốn trẻ có mủ là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm khuẩn. Trường hợp nặng, mẹ sẽ thấy vùng rốn tiết dịch, sưng đỏ, chảy mủ. Tình trạng này nếu không can thiệp kịp thời sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, sưng đỏ toàn thân
  • Hoại tử rốn: Là một trong những nguyên nhân khiến rốn của trẻ có mủ màu vàng hoặc trắng. Tình trạng này chủ yếu xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn. Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ bị hoại tử trước khi nhiễm trùng. Mẹ có thể nhận biết bệnh dựa vào các dấu hiệu như rốn chảy dịch, vùng rốn sưng đỏ, bầm tím, có mùi hôi
  • Viêm mạch máu rốn: Ở những bé rốn có mủ nguy cơ viêm mạch máu rốn rất cao. Bệnh lý này đặc biệt nguy hiểm bởi nếu không được điều trị kịp thời bé sẽ có thể bị nhiễm trùng máu

Dấu hiệu nhận biết rốn trẻ sơ sinh có mủ

Quan sát hình ảnh rốn trẻ sơ sinh có mủ mẹ sẽ dễ dàng nhận biết dựa vào các dấu hiệu như:

  • Chảy mủ vàng hoặc trắng quanh rốn
  • Chân rốn sưng đỏ, phù nề
  • Rốn rỉ dịch kèm theo mùi hôi
  • Rốn luôn ẩm ướt
  • Dây rốn chậm rụng
  • Ngoài ra bé còn xuất hiện tình trạng sốt, bỏ ăn, quấy khóc,…

Rốn trẻ sơ sinh có mủ điều trị thế nào?

Bắt gặp hình ảnh rốn trẻ sơ sinh có mủ khiến cho nhiều mẹ hoang mang không biết phải làm thế nào. Dưới đây là cách xử lý hiệu quả mà mẹ cần phải “nằm lòng”.

Vệ sinh cuống rốn cho bé khi xuất hiện mủ
Vệ sinh cuống rốn cho bé khi xuất hiện mủ
  • Giữ cuống rốn của trẻ luôn sạch sẽ, khô ráo nhất là sau khi tắm rửa
  • Hạn chế để phân và nước tiểu dính vào cuống rốn. Trường hợp bé đi vệ sinh dính bẩn mẹ nên dùng gạc y tế thấm cồn sát khuẩn xung quanh
  • Trước khi vệ sinh dây rốn cho bé mẹ nên sát khuẩn tay chân để tránh lây nhiễm vi khuẩn cho con
  • Ở môi trường nóng bức hoặc nhiệt độ cao ba mẹ không nên mặc quần áo dày cho trẻ. Ưu tiên những bộ quần áo mỏng, thoáng, thấm hút mồ hôi
  • Đảm bảo môi trường sống đặc biệt là phòng ốc, quần áo, khăn tã của bé luôn sạch sẽ
  • Tuyệt đối không dùng bài thuốc dân gian để giã hoặc đắp lên rốn trẻ
  • Trường hợp rốn chảy mủ kéo dài mẹ nên đưa con đi khám để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn

Các bước vệ sinh dây rốn khi trẻ chảy mủ

Để tránh nhiễm trùng mẹ nên thực hiện các bước vệ sinh dây rốn dưới đây cho bé.

  • Rửa tay sạch sẽ với nước sát khuẩn
  • Quan sát nhận diện dấu hiệu bất thường của dây rốn
  • Dùng bông gạc thấm dung dịch sát khuẩn, nhẹ nhàng lau quanh rốn
  • Để rốn khô tự nhiên, không băng quấn lại

Khi rốn chưa rụng mẹ nên áp dụng cách vệ sinh này ngày 1-2 lần. Khoảng 1-2 tuần sau rốn sẽ khô và rụng. Lúc này giữa rốn có thể xuất hiện dịch vàng. Tuy nhiên điều này hoàn toàn bình thường và sẽ tự hết sau một vài ngày. Trường hợp sau 2 tuần dây rốn chưa khô và có mủ mẹ nên gọi điện để được bác sĩ tư vấn kỹ hơn.

Một số hình ảnh rốn trẻ sơ sinh có mủ giúp mẹ nhận biết

Nhận diện tình trạng bất thường của rốn sẽ giúp mẹ có biện pháp khắc phục hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng xảy ra. Dưới đây là những hình ảnh rốn trẻ sơ sinh có mủ.

Trẻ sơ sinh có mủ vàng sau khi rụng dây rốn
Trẻ sơ sinh có mủ vàng sau khi rụng dây rốn
Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh có mủ vàng
Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh có mủ vàng
Trẻ sơ sinh có mủ khi chưa rụng dây rốn
Trẻ sơ sinh có mủ khi chưa rụng dây rốn
Rốn trẻ sơ sinh có mủ cảnh báo tình trạng nguy hiểm
Rốn trẻ sơ sinh có mủ cảnh báo tình trạng nguy hiểm
Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh có mủ kèm máu
Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh có mủ kèm máu

KẾT LUẬN

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp được hình ảnh rốn trẻ sơ sinh có mủ cùng những lưu ý quan trọng để mẹ biết cách nhận diện, phòng ngừa cũng như chăm sóc khi con bị bệnh. Chúc các mẹ thành công!

Có thể mẹ quan tâm:

👉 Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường

👉 Rốn trẻ sơ sinh rụng nhưng có mủ có nguy hiểm không?

👉 Rốn trẻ sơ sinh có mủ và mùi hôi xử trí thế nào?

Nên đọc thêm

Chuyển mùa bé vẫn khỏe re? Bí quyết cho mẹ!

Thời tiết thay đổi đột ngột, nắng mưa thất thường là thời điểm nhạy cảm khiến sức khỏe của trẻ bị giảm sút. Đây là nỗi lo của rất nhiều cha mẹ. Do đề kháng kém, hệ miễn dịch đang trong quá trình hoàn thiện nên trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ốm vặt,

cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh

13 cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà

Khi trẻ bị sốt, nhiều mẹ đã vội cho dùng thuốc ngay. Mà không biết rằng việc lạm dùng này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh như thế nào? Khi nào cần đưa đến viện, khi nào tự chữa tại nhà? Tất cả