Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường và bị nhiễm trùng

Nội dung chính

Dây rốn chính là sợi dây liên kết giữa mẹ và bé khi còn trong bụng. Vậy mẹ có biết thế nào là chiếc rốn “đẹp”. Hãy cùng Smarbibi điểm qua hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường, nhiễm trùng dưới đây.

Rốn trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Trước khi tìm hiểu hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường mẹ cần nắm được một số thông tin dưới đây.

Tìm hiểu về rốn của trẻ sơ sinh

Dây rốn chính là nguồn sống của trẻ khi còn ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên, sau sinh bộ phận này lại không cần thiết vì thế sẽ bị cắt bỏ. Vậy rốn trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Theo chuyên gia, rốn trẻ sơ sinh là vết sẹo lõm có hình khuyên, thường được hình thành sau khi dây rốn rụng. Bộ phận này nằm giữa đường ngang qua 2 mào chậu và không có mỡ dưới da. Thông thường, một chiếc rốn sẽ có cấu trúc như sau:

  • Lớp biểu bì
  • Mô liên kết dày đặc

Mô liên kết được nối trực tiếp với phúc mạc nằm trong ruột. Ngoài ra dưới rốn còn có mạng lưới động mạch, tĩnh mạch, mao mạch,…

Rốn trẻ sơ sinh có cấu tạo thế nào?
Rốn trẻ sơ sinh có cấu tạo thế nào?

Dây rốn của trẻ có chức năng gì?

Khi còn ở trong bụng mẹ, dây rốn chính là điểm nối của hai mẹ con. Nó được kéo dài từ một lỗ mở trong dạ dày của bé đi đến nhau thai của mẹ. Trung bình, một chiếc dây rốn bình thường sẽ có chiều dài khoảng 50cm.

Bộ phận này sẽ giúp vận chuyển dinh dưỡng, oxy từ mẹ vào bé. Ngoài ra, ở cuối thai kỳ, kháng thể cũng sẽ được truyền từ mẹ sang con thông qua dây rốn. Lượng kháng thể này sẽ giúp cung cấp miễn dịch để con chống lại nguy cơ nhiễm trùng trong 3 tháng đầu.

Quá trình rụng rốn ở trẻ sơ sinh

Để nhận biết được hình ảnh rốn trẻ sơ sinh mới rụng bình thường mẹ cần nắm được quá trình rụng rốn của con. Theo đó, sau khi chào đời trẻ sẽ bị cắt dây rốn. Bác sĩ và nữ hộ sinh tiến hành kẹp chặt dây rốn cách đầu rốn khoảng 3-4cm. Sau đó, sử dụng một chiếc kẹp khác ở đâu bên kia. Dây rốn sẽ được cắt ở khoảng giữa sao cho chừa lại một gốc rốn dài trên bụng của bé.

Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng?

Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường ban đầu dây sẽ có màu vàng bóng. Sau khi dây rốn đã khô nó chuyển sang nâu hoặc xám. Thậm chí một số trường hợp còn xanh. Khoảng 5-15 ngày, rốn trẻ sẽ khô và rụng. Tuy nhiên cũng có trường hợp phải mất 2 tuần con mới rụng rốn. Với trường hợp này mẹ không cần lo bởi vì rụng sớm hay muộn còn phải tùy thuộc cơ địa cũng như biện pháp chăm sóc.

Rốn của trẻ sơ sinh sẽ rụng sau 5-15 ngày
Rốn của trẻ sơ sinh sẽ rụng sau 5-15 ngày

Lý do khiến rốn của trẻ sơ sinh rụng lâu

Trung bình sau 7-10 ngày rốn trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu rụng. Tuy nhiên với những trường hợp bị chồi hạt rốn hoặc mạch máu rốn chậm khô thì sau 3 tuần con mới rụng rốn. Vì thế nếu sau 10 ngày mà mẹ vẫn thấy rốn bé chưa rụng thì không cần lo. Chỉ cần vệ sinh, chăm sóc rốn sạch và để ý xem có các dấu hiệu bất thường hay không. Trường hợp cuống rốn xuất hiện mủ xanh, vàng, mùi hôi, bé bị sốt, bỏ ăn thì mẹ cần phải nhanh chóng đưa con tới viện.

Cách chăm sóc rốn sau rụng

Sau khi xem hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường, chắc hẳn mẹ đã hiểu hơn về chức năng rốn. Vì vậy để đảm bảo an toàn, sau sinh mẹ nên lưu ý áp dụng biện pháp chăm sóc rốn sau.

  • Vệ sinh cuống rốn sạch sẽ cho con bằng nước muối sinh lý ngày 1-2 lần
  • Sau khi tắm xong mẹ cần lau chùi cẩn thận, tránh để rốn bị ứ nước
  • Hạn chế quấn tã dưới rốn, tránh làm tổn thương con
  • Không dùng băng gạc quấn rốn mà hãy để rốn khô tự nhiên

Hình ảnh rụng rốn ở trẻ sơ sinh bình thường

Hiểu một cách đơn giản một chiếc rốn “đẹp” là chiếc rốn rụng đúng thời điểm, khô ráo, sạch sẽ và không có mùi. Dưới đây là những hình ảnh minh họa để mẹ nhận biết rốn bé nhà mình có bình thường không.

Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường sau cắt
Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường sau cắt
Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường sau khi khô
Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường sau khi khô
Hình ảnh rốn sau khi rụng ở trẻ sơ sinh
Hình ảnh rốn sau khi rụng ở trẻ sơ sinh
Hình ảnh rốn rụng bình thường ở các bé
Hình ảnh rốn rụng bình thường ở các bé
Hình ảnh rốn em bé sau khi rụng bình thường
Hình ảnh rốn em bé sau khi rụng bình thường
Hình ảnh trẻ sơ sinh rụng rốn được chăm sóc
Hình ảnh trẻ sơ sinh rụng rốn được chăm sóc

Rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng là gì?

Rốn trẻ sơ sinh phần lớn sẽ khô và rụng tự nhiên. Tuy nhiên với những trường hợp không được vệ sinh sạch sẽ trẻ sẽ có thể đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng. Dưới đây là một số thông tin liên quan đến việc nhiễm trùng tại rốn của bé.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nhiễm trùng rốn

Nhiễm trùng rốn là tình trạng cuống rốn sau sinh bị vi khuẩn, virus tấn công. Tình trạng nhiễm trùng này có thể khu trú tại cuống rốn hoặc lan rộng không còn ranh giới giữa da và niêm mạc rốn. Không chỉ thế, mẹ còn thấy bé xuất hiện tình trạng phù nề, rỉ dịch mùi hôi. Dưới đây là những nguyên nhân khiến rốn của trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng.

  • Vệ sinh dây rốn chưa đúng cách, không lau rửa thường xuyên, băng rốn quá chặt hoặc dùng bài thuốc dân gian mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ
  • Do vi khuẩn tụ cầu vàng xâm nhập
  • Vi trùng uốn ván tấn công
Vệ sinh rốn sai cách có thể khiến con nhiễm trùng
Vệ sinh rốn sai cách có thể khiến con nhiễm trùng

Dấu hiệu nhận biết tình trạng nhiễm trùng rốn ở trẻ

Tìm hiểu hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng mẹ sẽ nhận thấy các dấu hiệu như:

  • Trẻ bị sốt
  • Quấy khóc, khó chịu
  • Cuống rốn sưng, đỏ
  • Vùng da quanh rốn tấy lên
  • Rốn trẻ có mủ và mùi hôi sau khi rụng
  • Thậm chí một số bé rốn còn chảy nước
  • Một số dấu hiệu kèm theo như thở nhanh, vàng da, mệt mỏi,…

Hình ảnh nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh

Nhiễm trùng rốn có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bé. Vì vậy mẹ hãy bỏ túi hình ảnh dưới đây để sớm nhận biết, can thiệp kịp thời.

Hình ảnh nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh giai đoạn nặng
Hình ảnh nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh giai đoạn nặng
Nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm
Nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm
Rốn khi nhiễm trùng có thể rỉ máu
Rốn khi nhiễm trùng có thể rỉ máu
Mẹ có thể dùng nước muối hoặc cồn để vệ sinh rốn khi bị nhiễm trùng
Mẹ có thể dùng nước muối hoặc cồn để vệ sinh rốn khi bị nhiễm trùng
Tình trạng nhiễm trùng có mủ vàng ở trẻ sơ sinh
Tình trạng nhiễm trùng có mủ vàng ở trẻ sơ sinh

Rốn trẻ sơ sinh nhiễm trùng thì nên chăm sóc thế nào?

Tùy vào tình trạng nhiễm trùng mà mẹ có cách chăm sóc khác nhau. Cụ thể:

Mức độ nhẹ

Với những trường hợp chân rốn của bé chỉ bị sưng tấy mà không tiết dịch thì cách đơn giản để ngăn nhiễm trùng là dùng kháng sinh và vệ sinh rốn với cồn 70 độ.

Mức độ trung bình

Trường hợp chân rốn của bé xuất hiện vết sưng, tấy đỏ đường kính khoảng 2cm, kèm theo các hiện tượng như sốt, vàng da thì mẹ cần phải nhanh chóng đưa con đi gặp bác sĩ. Đa phần những trường hợp này sẽ được điều trị khỏi hẳn sau khoảng 7 ngày.

Mức độ nặng

Với những trường hợp chân rốn sưng đỏ, lan ra xung quanh, đường kính lớn hơn 2cm, xuất hiện tình trạng hoại tử dưới da. Kèm theo triệu chứng sốc phản vệ, nhiễm trùng huyết,… Những trường hợp này mẹ cần nhanh chóng đưa con tới viện để được thăm khám. Bác sĩ có thể chỉ định kết hợp tiêm kháng sinh và điều trị triệu chứng cho bé. Thời gian điều trị có thể kéo dài trên 14 ngày.

Lời kết

Vừa rồi là hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường và các dấu hiệu khi bị nhiễm trùng. Khi cơ thể bé có dấu hiệu lạ mẹ nên nhanh chóng đưa con đi gặp bác sĩ để được chỉ định phương pháp điều trị kịp thời.

Có thể mẹ quan tâm:

👉 Rốn trẻ sơ sinh 1 tháng chưa khô có sao không?

👉 Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh có mủ

👉 Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì khô?

👉 Cách làm khô rốn cho trẻ sơ sinh

Nên đọc thêm

Chuyển mùa bé vẫn khỏe re? Bí quyết cho mẹ!

Thời tiết thay đổi đột ngột, nắng mưa thất thường là thời điểm nhạy cảm khiến sức khỏe của trẻ bị giảm sút. Đây là nỗi lo của rất nhiều cha mẹ. Do đề kháng kém, hệ miễn dịch đang trong quá trình hoàn thiện nên trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ốm vặt,

cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh

13 cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà

Khi trẻ bị sốt, nhiều mẹ đã vội cho dùng thuốc ngay. Mà không biết rằng việc lạm dùng này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh như thế nào? Khi nào cần đưa đến viện, khi nào tự chữa tại nhà? Tất cả