Cách tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà từ A-Z siêu đơn giản

Nội dung chính

Với những ai lần đầu làm mẹ, tắm cho trẻ sơ sinh hẳn là một thử thách lớn. Công việc này quả thực không khó. Nhưng nếu thực hiện sai cách có thể gây hại đến sức khỏe cũng như phát triển của bé sau này. Để mẹ yên tâm chăm sóc con nhỏ, bài viết dưới đây Smartbibi sẽ tổng hợp lại cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn tại nhà.

Những lợi ích khi tắm cho trẻ sơ sinh

Tắm không chỉ giúp bé loại bỏ bụi bẩn mà còn kích thích lưu thông mạch máu, giúp các cơ quan trong hệ hô hấp, tuần hoàn phát triển tốt hơn. Cụ thể việc tắm đúng cách có thể mang lại lợi ích sau.

Giúp bé ngủ ngon

Sau khi tắm rửa sạch sẽ, trẻ thường ngủ ngon và sâu giấc hơn. Tắm không chỉ mang lại cảm giác dễ chịu mà còn kích thích hệ thống thần kinh làm việc hiệu quả. Từ đó, giúp bé vào giấc tốt hơn.

Tắm giúp bé ngủ ngon hơn
Tắm giúp bé ngủ ngon hơn

Kích thích các cơ quan hoạt động

Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ. Chính vì vậy, việc tiếp xúc với nước khi tắm là khoảng thời gian đặc biệt thú vị của con.. Đây cũng là hoạt động giúp khai phá giác quan hiệu quả. Chẳng hạn như cảm nhận được nhiệt độ, nghe- nhìn thấy âm thanh của nước,…

Kết nối tình cảm mẫu tử

Khoảng thời gian tắm rửa cho bé cũng là thời điểm lý tưởng xây dựng, vun vén tạo sự gần gũi của hai mẹ con. Bố mẹ thường sẽ bận rộn với công việc nhà, dọn dẹp, nấu nướng. Nên đã bỏ lỡ khá nhiều thời gian tuyệt vời bên con.

Tuy nhiên khi bé tắm rửa, mẹ cần tập trung toàn sự chú ý vào đây để có thể đảm bảo an toàn và tắm cho bé. Lúc này, thông qua tương tác, nói chuyện với trẻ sẽ gắn bó, tin tưởng bố mẹ nhiều hơn. Không chỉ thế vốn từ vựng và cảm xúc của bé sẽ phát triển tốt.

Các bước tắm cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà

Tắm là thời gian thư giãn của trẻ. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng cách cha mẹ có thể dễ dàng khiến con ám ảnh. Thậm chí gây ra vấn đề sức khỏe liên quan. Dưới đây là cách tắm cho sơ sinh đúng chuẩn tại nhà.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi tắm

Trước khi tắm rửa cho trẻ sơ sinh mẹ cần chuẩn bị những vật dụng sau:

  • Dụng cụ tắm cho bé: 2 thau tắm, sữa tắm gội, bông tắm, dưỡng da cho bé.
  • Quần áo của bé, tã, 2 khăn xô nhỏ, tất, bao tay, mũ đội.
  • Bông gòn/ tăm bông, gạc y tế, dung dịch muối sinh lý.
  • Nhiệt kế đo nhiệt độ nước.
Chuẩn bị dụng cụ cần thiết khi tắm
Chuẩn bị dụng cụ cần thiết khi tắm

Bước 2: Pha nước tắm

Trẻ sơ sinh có một làn da rất mỏng. Vì vậy nước dùng để tắm cho bé nên là nước ấm, không quá nóng cũng không quá lạnh. Theo chuyên gia y tế, nước tắm của trẻ sơ sinh nên có nhiệt độ từ 37-38 độ C. Mức nhiệt này sẽ giúp bé thư giãn, dễ chịu và khơi gợi lại “ký ức” trong bụng của mẹ. Điều này sẽ giúp bé thấy an tâm, không mất bình tĩnh, quẫy đạp trong nước.

Dưới đây là cách pha nước tắm cho trẻ sơ sinh mà mẹ có thể tham khảo.

  • Xả nước lạnh ra chậu tắm của bé
  • Sau đó thêm nước nóng vào
  • Dùng nhiệt kế đo, đảm bảo nhiệt độ trong khoảng cho phép

Bước 3: Massage cho bé

Trước khi tắm, mẹ có thể massage cho bé để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, tạo màng bảo vệ cho da trước tác động của chất hóa học. Có thể massage cho bé theo các bước sau:

Cách mát xa cho trẻ sơ sinh trước khi tắm
Cách mát xa cho trẻ sơ sinh trước khi tắm
  • Massage nhẹ nhàng đầu bé theo hình vòng tròn. Sau đó dùng tay vuốt trán từ trung tâm sang hai bên.
  • Mẹ lấy một vài giọt dầu làm nóng trước khi massage các phần còn lại.
  • Đặt lòng bàn tay của bé vào giữa hai tay mẹ, xoa nhẹ các ngón rồi tới bàn tay. Tiếp đó nhẹ nhàng kéo từng ngón tay và lặp lại phía đối diện.
  • Nhẹ nhàng chà lên phần trên của bàn chân, sau đó là các ngón chân.
  • Đặt tay trái của mẹ lên chân phải của bé. Nhẹ nhàng xoa bóp đùi, lặp lại tương tự với bên kia.
  • Dùng tay massage bụng theo chiều kim đồng hồ. Sau đó dùng bàn tay xoa bóp quanh mông. Hướng lên tới ngực và phía vai.
  • Đặt bé nằm sấp xoa bóp lưng theo chiều từ dưới lên trên và kết thúc massage bằng nụ hôn trên má bé.

Bước 3. Tắm cho bé

Sau khi chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết, mẹ có thể thực hiện thao tác tắm rửa. Tùy vào thời tiết mà có thể chọn cách thức dưới đây.

Cách tắm cho bé sơ sinh mùa hè

Vào mùa hè các mẹ có thể lựa chọn hình thức tắm thả cho bé để con cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Cụ thể:

Cách tắm thả vào mùa hè cho bé
Cách tắm thả vào mùa hè cho bé
  • Mẹ bắt đầu tắm cho bé theo thứ tự từ trên xuống. Bắt đầu từ mặt, cổ, lòng bàn tay, ngực, bụng, lưng, hai bên đùi, mông, cánh tay,…. Sau đó vệ sinh bộ phận sinh dục và phần hậu môn.
  • Cuối cùng tráng lại cho bé bằng chậu nước sạch bên cạnh.
  • Sau đó lau khô người bé, vệ sinh vùng rốn bị ướt và cho con mặc quần áo, quấn tã giữ ấm.
  • Tiếp đến gội đầu và vệ sinh tai cho con.

Cách tắm cho bé sơ sinh mùa đông

Khi thời tiết chuyển lạnh, hoặc con bị ốm mẹ nên lựa chọn tắm từng phần.

Cách tắm từng phần cho trẻ sơ sinh
Cách tắm từng phần cho trẻ sơ sinh
  • Khi tắm cho bé mẹ sẽ lau người theo thứ tự từ khóe mắt vòng ra vành tai. Tiếp đến là cổ, hõm nách, bàn tay, ngực, bụng, lưng, đùi, mông, chân,…
  • Sau đó dùng bông gạc và khăn mềm vệ sinh bộ phận sinh dục và phần hậu môn.
  • Trong suốt quá trình tắm này mẹ cần hạn chế làm ướt rốn bé.
  • Sau khi tắm xong mẹ chỉ cần lau người và mặc quần áo, quấn tã cho con.
  • Gội đầu khi bé đã được ủ ấm

Bước 4: Gội đầu cho bé

Gội đầu là bước cuối cùng trong quá trình tắm cho trẻ sơ sinh. 

  • Theo đó mẹ nên sử dụng dầu gội chuyên dụng. Xoa dầu vào tóc của bé một cách nhẹ nhàng.
  • Sau đó làm sạch bằng khăn ướt.
  • Tiếp đến ngả đầu của bé nhẹ nhàng ra sau. Một tay nâng đầu của bé, rửa sạch dầu gội bằng cách cho nước chảy nhẹ từ trán tràn qua hai bên đầu con.

Bước 5: Chăm sóc cho bé sau khi tắm

Sau khi tắm rửa thì việc chăm sóc cũng rất quan trọng. Cụ thể:

Chăm sóc mắt cho bé

  • Sau khi tắm xong, mẹ nên lau lại vùng mắt cho bé. Dùng bông gạc sạch, thấm nước muối sinh lý, lau từ khóe mắt đến đuôi. Lưu ý, mỗi bên mắt mẹ nên sử dụng một miếng gạc riêng. Không dùng chung gạc cho hai bên mắt.
  • Sau đó, nhỏ nước muối sinh lý vào mỗi bên mắt và mũi của con.
  • Quá trình này thực hiện hàng ngày để tránh tình trạng nhiễm khuẩn cho mắt.

Chăm sóc tai sau tắm

Ngoài mắt mẹ cũng nên dùng tăm bông lau khô vành tai của bé. Tuyệt đối không lau phía trong của tai để tránh nhiễm trùng hoặc bị viêm tai.

Chăm sóc rốn sau tắm

  • Với những trường hợp chưa rụng rốn mẹ nên hạn chế để nước tiếp xúc khi tắm. Sau khi tắm xong thì dùng tăm bông thấm cồn hoặc muối sinh lý vệ sinh nhẹ nhàng cuống và chân rốn để tránh nhiễm trùng. Để rốn khô thoáng tự nhiên, không băng gạc kín.
  • Với những trường hợp đã rụng dây rốn sau khi tắm sau mẹ chỉ cần dùng tăm bông, thấm khô vùng rốn cho bé là được.
  • Nếu rốn có các dấu hiệu nhiễm trùng mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ để được xử lý tốt hơn.
Trẻ sơ sinh sau tắm cần vệ sinh rốn
Trẻ sơ sinh sau tắm cần vệ sinh rốn

Ngoài ra, sau khi tắm rửa mẹ còn cần phải giữ ấm cho con. Có thể dùng dầu tràm xoa ra bàn tay rồi chà lên người của bé. Nhất là phần ngực, lưng, bàn tay, bàn chân.

Trẻ sơ sinh nên tắm lần đầu khi nào?

Theo tổ chức y tế thế giới, trẻ sơ sinh không nên tắm ngay sau khi chào đời. Việc này nên được trì hoãn đến 24h sau sinh hoặc tối thiểu 6h. Việc tắm lần đầu quá sớm có thể dẫn đến một số tác động xấu sau:

  • Thay đổi nhiệt độ và lượng đường trong máu: Trẻ được tắm ngay sau sinh rất dễ nhiễm lạnh và hạ thân nhiệt. Ngoài ra, điều này còn khiến bé thấy căng thẳng và tụt đường huyết.
  • Cản trở mối liên hệ giữa hai mẹ con: Quá trình da kề da và cho con bú lần đầu có vai trò rất quan trọng với sự phát triển của bé. Việc trẻ sơ sinh bị đưa đi tắm quá sớm có thể khiến quá trình này gián đoạn.
  • Khiến da trẻ bị khô: Sau sinh, da của trẻ sơ sinh sẽ được bao phủ bởi lớp sáp màu trắng có tác dụng dưỡng ẩm, chống khô và ngăn vi khuẩn xâm nhập. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ AAP khuyến cáo nên để lớp phủ này trên da của bé trong thời gian dài để giúp bảo vệ con, nhất là các bé sinh non.

Thời gian trong ngày thích hợp để tắm cho trẻ sơ sinh

Sau lần tắm đầu mẹ có thể tắm cho trẻ sơ sinh vào bất cứ lúc nào trong ngày, tùy theo lịch trình sinh hoạt. Tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng, nên tắm cho bé vào lúc vẫn còn ánh sáng mặt trời.

Mẹ nên tắm cho bé vào 10-11h sáng
Mẹ nên tắm cho bé vào 10-11h sáng

Theo đó, nếu là buổi sáng nên cho bé tắm khoảng 10-11h. Thời điểm này thân nhiệt của bé cũng đã ổn định có thể xuống nước mà không bị sốc. Nếu là buổi chiều mẹ nên cho bé tắm vào 15-16h. Đây là khoảng thời gian lý tưởng trong ngày vì nền nhiệt đã ổn định, không quá cao hoặc quá thấp.

Tuy nhiên, khoảng thời gian này có thể du di tùy vào sức khỏe cũng như thời tiết. Nếu mùa đông mẹ có thể chọn tắm vào lúc ấm, mùa hè mẹ có thể chọn tắm lúc sớm.

Lưu ý: 

  • Thời gian cho mỗi lần tắm không quá 10 phút, tốt nhất là khoảng 4-5 phút với trẻ dưới 3 tháng tuổi.
  • Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên tắm khi bé đang đói hoặc vừa bú xong. Việc tắm lúc đói có thể khiến bé khó chịu. Đây là nguyên nhân khiến con quấy khóc và không hợp tác khi bú. Ngược lại, tắm sau khi bú có thể dẫn đến tình trạng nôn trớ thức ăn ra ngoài.
  • Khi trẻ gặp các vấn đề sức khỏe, bị ốm, mới hết bệnh mẹ cũng chỉ nên dùng khăn ấm để vệ sinh cho con. Tránh ngâm rửa nhiều.

Có nên tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày không?

Rất nhiều người cho rằng, tắm hàng ngày cho trẻ sơ sinh là tốt. Bởi quá trình tắm sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, giúp bé dễ chịu và thoải mái hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi bé đã có một sự phát triển nhất định. Việc tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày là không cần thiết.

Bởi cơ thể bé trong giai đoạn này chỉ ăn với ngủ, gần như không hoạt động gì. Do đó, chất bẩn trên cơ thể không nhiều. Làn da của bé lại khá nhạy cảm, dễ bị tổn thương khi tiếp xúc. Do đó, mỗi tuần mẹ chỉ cần tắm cho bé khoảng 2-3 lần. Đồng thời chú ý giữ gìn vệ sinh các khu vực như mắt, cổ, miệng, tay,…

Sai lầm khi tắm cho trẻ sơ sinh

Ngoài thời điểm, khi tắm cho trẻ sơ sinh mẹ còn cần phải lưu ý những điều dưới đây để không ảnh hưởng sức khỏe của bé.

Trẻ có thể bị cảm lạnh nếu gội đầu trước tiên
Trẻ có thể bị cảm lạnh nếu gội đầu trước tiên
  • Tắm quá lâu: Việc tắm cho bé quá lâu sẽ làm da khô, bong tróc và ảnh hưởng tới sự tiết bã nhờn. Vì vậy, với trẻ sơ sinh mẹ chỉ nên tắm 10 phút 1 lần. Trẻ dưới 1 tháng nên tắm trong vòng 5 phút.
  • Gội đầu cho bé trước tiên: Đây là thói quen không tốt ở nhiều cha mẹ. Theo đó với trẻ sơ sinh mẹ nên tắm rửa sau đó mới đến gội đầu. Lúc này não bộ kịp thời tiếp nhận và thích ứng được với những thay đổi cơ thể.
  • Nhiệt độ nước tắm không phù hợp: Khi tắm cho trẻ sơ sinh dùng nước quá nóng hoặc lạnh đều sẽ ảnh hưởng tới da của con. Nhiều mẹ mắc phải sai lầm khi chỉ cảm nhận nước bằng ngón tay. Tuy nhiên nhiệt độ ở bề mặt chậu và đáy có sự khác nhau. Vì vậy tốt nhất là dùng nhiệt kế để đo.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục mạnh: Cha mẹ không nên chà mạnh vào các bộ phận sinh dục của con. Đối với bé gái không được đưa tay vào rửa bên trong và tuyệt đối không sử dụng xà phòng hoặc các dung dịch tẩy rửa. Đối với bé trai không nên dùng sức cọ rửa đầu dương vật.
  • Không chuẩn bị đồ trước khi tắm: Đồ tắm của trẻ sơ sinh không hề đơn giản như với người lớn. Thế nên trước khi tắm rửa mẹ nên chuẩn bị đầy đủ tất cả cho con. Tránh để kéo dài, khiến con bị lạnh.
  • Tắm cho bé nơi thoáng gió: Cha mẹ cần phải hết sức cẩn thận điều này. Vì khi tắm ở những nơi thoáng gió trẻ sẽ có thể cảm lạnh, ngay cả trong hè oi bức.
  • Cho bé ăn sau khi tắm: Sau khi tắm, các mạch máu ngoại biên sẽ giãn ra để cung cấp máu cho cơ thể. Lúc này, nếu cho bé ăn, máu sẽ được chuyển đến đường tiêu hóa, làm nhiệt độ cơ thể giảm ngay lập tức.
  • Thời gian tắm quá muộn: Nhiều mẹ nghĩ rằng kết thức một ngày là thời điểm tốt để tắm cho con. Điều này sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn của cả một ngày. Tuy nhiên thực tế việc tắm cho trẻ sơ sinh quá muộn có thể ảnh hưởng sức khỏe, khiến con bị lạnh hoặc ốm.
  • Kiêng tắm khi bé sốt: Việc tắm khi sốt có thể giúp giảm nhiệt độ và không gây ra nguy hiểm như nhiều người tưởng. Tuy nhiên khi tắm cho bé lúc sốt cần phải đảm bảo phòng kín gió, nhiệt độ thấp hơn cơ thể bé 2 độ C. Nên tắm nhanh rồi lau người mặc quần áo thông thoáng.

Câu hỏi thường gặp

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi có tắm được không?

Câu trả lời là có. Trẻ ho, sổ mũi hoàn toàn có thể tắm rửa bình thường. Tắm sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi để cơ thể bé sạch sẽ, khô thoáng, tránh được các bệnh về da.

Trẻ sơ sinh tắm nước dừa được không?

Không nên tắm nước dừa cho trẻ sơ sinh. Bưởi dừa có chứa chất tạo ngọt, dễ hút kiến đến.

Trẻ sơ sinh tắm chè xanh tốt không?

Lá trà xanh chứa catechin giúp kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Do đó mẹ hoàn toàn có thể dùng để tắm cho con.

Có nên tắm bia cho trẻ sơ sinh?

Cách tắm bia cho trẻ sơ sinh được nhiều người lưu truyền. Tuy nhiên chuyên gia khuyến cáo mẹ không nên dừng. Vì sẽ có thể khiến con viêm da, dị ứng, mẩn ngứa lâu ngày.

Có nên tắm hạt kê cho bé?

Dân gian truyền tai cách tắm hạt kê cho trẻ sơ sinh hết mụn. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh. Vì vậy mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Mùa đông có nên tắm cho bé hàng ngày?

Vào mùa đông, mẹ không nhất thiết phải tắm hàng ngày cho bé. Nhưng vẫn phải vệ sinh sạch sẽ. Một tuần chỉ cần tắm khoảng 2-3 lần là được.

Trẻ sơ sinh tắm mấy lần 1 tuần?

Điều này còn phải phụ thuộc vào thời tiết. Mùa hè mẹ có thể tắm cho bé mỗi ngày. Mùa đông chỉ cần tắm 2-3 lần một tuần.

Trẻ sơ sinh tắm nhiều có tốt không?

Tắm nhiều cho trẻ sơ sinh có thể khiến da bị khô, thậm chí tổn thương. Việc làm này cũng không cần thiết. Do đó mẹ nên cân nhắc kỹ càng.

Nhiệt độ tắm cho bé bao nhiêu là hợp?

Nhiệt độ nước thích hợp để tắm cho trẻ sơ sinh là 37-38 độ C. Ngoài ra còn cần phải tắm trong phòng kín gió, tránh để khí lạnh xâm nhập.

Lời kết

Cách tắm cho trẻ sơ sinh không khó và quá  phức tạp. Việc này còn giúp gia tăng tình cảm của hai mẹ con. Vì vậy mẹ đừng bỏ lỡ cơ hội gắn kết tình thương với bé bằng cách trang bị cho mình kiến thức trong bài viết này. Chúc các mẹ thành công!

Nên đọc thêm

Chuyển mùa bé vẫn khỏe re? Bí quyết cho mẹ!

Thời tiết thay đổi đột ngột, nắng mưa thất thường là thời điểm nhạy cảm khiến sức khỏe của trẻ bị giảm sút. Đây là nỗi lo của rất nhiều cha mẹ. Do đề kháng kém, hệ miễn dịch đang trong quá trình hoàn thiện nên trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ốm vặt,

cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh

13 cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà

Khi trẻ bị sốt, nhiều mẹ đã vội cho dùng thuốc ngay. Mà không biết rằng việc lạm dùng này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh như thế nào? Khi nào cần đưa đến viện, khi nào tự chữa tại nhà? Tất cả