Nhịp thở trẻ sơ sinh như nào là bình thường? Cách đếm

Nội dung chính

Nhịp thở của trẻ sơ sinh không đều. Lúc nhanh, lúc chậm và có đôi khi ngưng thở trong thời gian ngắn. Điều này khiến mẹ không khỏi lo lắng và có xu hướng thức dậy giữa đêm kiểm tra nhịp thở của con. Vậy nhịp thở của trẻ sơ sinh bao nhiêu là bình thường? Đâu là dấu hiệu cảnh báo, trẻ đang mắc bệnh về đường hô hấp. Hãy cùng Smartbibi tìm hiểu trong bài viết sau

Đặc điểm nhịp thở của trẻ sơ sinh

Nhịp thở của trẻ sơ sinh thường không ổn định. Nên với những ai lần đầu làm mẹ sẽ không tránh khỏi tâm lý hoang mang. Trẻ sơ sinh thở lúc nhanh lúc chậm, thậm chí đôi khi ngắt quãng, phát ra âm thanh bất thường. Sở dĩ có sự khác biệt này là bởi cấu tạo sinh lý của trẻ chưa được hoàn thiện so với người lớn. Cụ thể:

Trẻ sơ sinh thở lúc nhanh lúc chậm
Trẻ sơ sinh thở lúc nhanh lúc chậm
  • Thay vì thở bằng mũi trẻ sơ sinh thở miệng nhiều hơn.
  • Đường thở của trẻ bé hơn người lớn nên bị cản trở bởi các yếu tố bên ngoài
  • Thành ngực của bé cũng mềm vì được cấu tạo chủ yếu bằng sụn, điều này làm cho hơi thở không đều.
  • Ngoài ra, hệ hô hấp của trẻ còn chưa phát triển đầy đủ. Cơ thể bé cũng cần học hỏi cách vận hành phổi và các bộ phận khác trong hệ hô hấp.

Chính bởi điều này khiến cho hơi thở không giống người lớn. Vì thế bố mẹ không nên so sánh nhịp thở của con với mình.

Trẻ sơ sinh thở như nào là bình thường?

Chính vì không biết nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh bao nhiêu nên nhiều cha mẹ đã nhận diện sai. Thông thường, trẻ sơ sinh thở khoảng 30-60 lần/ phút. Trong khi ngủ, nhịp thở của bé có thể chậm hơn, khoảng 20 lần/ phút. Bé có thể thở không đều với tần suất một nhịp nhanh rồi ngưng thở trong vài giây. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, sẽ tự điều chỉnh khi trẻ lớn lên.

Trẻ sơ sinh thường thở khoảng 30-60 lần/ phút
Trẻ sơ sinh thường thở khoảng 30-60 lần/ phút

Tùy vào độ tuổi mà nhịp thở của trẻ có sự khác nhau. Cụ thể:

  • Từ 0-6 tháng tuổi: 30-60 lần/ phút
  • 6 tháng đến dưới 1 tuổi: 24-30 lần/ phút
  • 1-5 tuổi: 20-30 lần/ phút
  • 6-12 tuổi: 12-20 lần/ phút

Bố mẹ có thể đếm số lần bé thở trong khoảng 1 phút để đo với tốc độ này. Nếu số lần ngoài mức bình thường thì rất có thể bé đang gặp các vấn đề sức khỏe liên quan.

Cách đếm nhịp thở trẻ sơ sinh

Để xem nhịp thở của trẻ sơ sinh có bình thường không mẹ nên theo dõi bằng cách dưới đây.

Theo dõi nhịp thở cho trẻ sơ sinh
Theo dõi nhịp thở cho trẻ sơ sinh
  • Nghe: Đặt tai của mẹ ở cạnh mũi hoặc miệng của trẻ. Rối lắng nghe âm thanh bé thở.
  • Nhìn: Đưa mắt của mẹ ngang ngực của bé rồi từ từ theo dõi chuyển động lên xuống theo nhịp hít vào của con.
  • Cảm giác: Đưa má áp vào cạnh miệng và mùi, từ từ cảm nhận hơi thở của trẻ.

Để đếm nhịp thở của trẻ chính xác mẹ nên chọn lúc con ngủ hoặc đang nằm yên. Lúc này hãy vén áo của bé lên sao cho để rõ phần bụng và ngực. Nhìn vào để đếm trong vòng 1 phút.Mỗi lần trẻ hít vào, thở ra sẽ được tính là 1 nhịp. Tuy nhiên, do trẻ sơ sinh thở không được đều. Vì vậy để có thông số chính xác mẹ nên đếm lại khoảng 2-3 lần. Từ nhịp thở đếm được so sánh với mốc dưới đây mẹ sẽ biết trẻ thở nhanh khi.

  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi: Nhịp thở bằng hoặc trên 60 lần/ phút
  • Trẻ từ 2-12 tháng tuổi: Nhịp thở bằng hoặc lớn hơn 50 lần/ phút
  • Trẻ từ 1-5 tuổi: Nhịp thở bằng hoặc trên 40 lần/ phút.

Trẻ sơ sinh có nhịp thở nhanh cần được theo dõi sát sao, đếm đi đếm lại nhiều lần. Nếu tình trạng này kéo dài nên đưa bé tới bệnh viện kiểm tra. 

Những yếu tố ảnh hưởng đến nhịp thở của con?

Nhịp thở của trẻ sơ sinh đa số sẽ nhanh hơn chậm. Bởi lẽ, khi oxy không được cung cấp đủ, các con sẽ phải thở nhanh để bù cho lượng oxy còn thiếu. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nhịp thở của bé có thể bị chậm do:

  • Trẻ sinh thiếu tháng.
  • Trẻ sinh mổ.
  • Trẻ hít phải dịch ối có phân su sau sinh.
  • Trẻ bị nhiễm trùng ối hoặc nhiễm trùng các màng trong túi thai.
  • Trẻ có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ.

Những kiểu thở bất thường ở trẻ sơ sinh

Các vấn đề bất thường về nhịp thở của trẻ sơ sinh đều là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy mẹ cần nhận diện kịp thời để có biện pháp xử lý đúng. Dưới đây là những kiểu thở bất thường ở trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh nhịp thở nhanh

Trẻ sơ sinh thở nhanh là dấu hiệu sinh lý bình thường. Nguyên nhân là bởi hệ thống thần kinh điều khiển hơi thở chưa được hoàn thiện. Nếu trẻ thở nhanh không liên tục, vẫn ăn, ngủ và tăng cân tốt thì không có gì đáng lo. Nhưng nếu thở nhanh đi kèm với dấu hiệu như bú kém, khó thở, ho, tím tái bố mẹ cần đưa con tới cơ sở y tế kiểm tra. Bởi đây có thể là triệu chứng của một số bệnh liên quan đến đường hô hấp. Trong đó, phổ biến nhất là:

Trẻ sơ sinh thở nhanh là dấu hiệu nguy hiểm
Trẻ sơ sinh thở nhanh là dấu hiệu nguy hiểm
  • Viêm phế quản: Là loại nhiễm trùng phổi thường hay xuất hiện vào mùa đông, hoặc đầu xuân, ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ sơ sinh. Khi bị viêm phế quản, đường thở trong phổi hẹp hơn, dẫn đến khó thở, kèm theo các triệu chứng như sổ mũi, ho, sốt nhẹ.
  • Hen suyễn: Dấu hiệu hen suyễn ở trẻ sơ sinh thường sẽ xuất hiện trước khi 5 tuổi. Ngoài nhịp thở nhanh, trẻ bị hen còn kèm khò khè hoặc ho.
  • Viêm phổi: Trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh viêm phổi do hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện. Đặc trưng của căn bệnh lý này là trẻ thở nhanh, kèm theo rút lõm lồng ngực, hơi thở rút hoặc khò khè. Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng khác như ho, sốt, bỏ ăn, quấy khóc. Bệnh chủ yếu do virus, vi khuẩn gây ra. Thường gặp nhất là vào mùa đông hoặc đầu xuân khi trẻ đi học trở lại sau Tết.
  • Tăng áp phổi kéo dài ở trẻ sơ sinh: Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Xảy ra khi hệ tuần hoàn của bé hoạt động như khi còn trong bụng mẹ, đưa quá nhiều máu ra khỏi phổi. Điều này dẫn tới nhịp thở nhanh, gia tăng nhịp tim và da tím tái.

Để biết chính xác nhịp thở nhanh của trẻ sơ sinh liên quan đến bệnh lý nào mẹ nên đưa bé tới viện kiểm tra.

Trẻ sơ sinh thở không đều

Bình thường, trẻ có thể ngưng thở trong 5-10s. Sau đó trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, nếu bé ngưng thở kéo dài hơn 10s kèm theo tím tái mẹ cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Ngoài ra, nếu thấy trẻ có tiếng thở khò khè, nặng nề giống như tiếng ngáy thì rất có thể là do nắp thanh quản bị phù nề, dẫn đến các ống khí quản co thắt. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý đến một số biểu hiện khác như quấy khóc, chán ăn, ho, sốt để khẳng định xem liệu trẻ có đang gặp phải khó chịu bên trong hay không.

Tiếng thở bất thường ở trẻ

Trẻ sơ sinh khỏe mạnh, mẹ chỉ cần dựa vào thông số nhịp thở mà không cần phải quan tâm nhiều tiếng thở. Tuy nhiên khi trẻ mắc phải các bệnh về đường hô hấp thì tiếng thở sẽ là dấu hiệu cảnh báo vấn đề bất thường. Cụ thể:

Tiếng thở khò khè thường cảnh báo bệnh hô hấp dưới
Tiếng thở khò khè thường cảnh báo bệnh hô hấp dưới
  • Thở rên: Là tiếng thở ngắn và bật hơi. Chỉ cần ghé sát tai vào miệng của bé là có thể nghe. Tình trạng này thường gặp ở trẻ viêm phổi nặng hoặc suy tim xung huyết. Lúc này phổi có xu hướng xẹp lại vì vậy để chống tình trạng này phổi cần đóng nắp thanh quản, cố gắng giữ lại thể tích.
  • Thở rít: Là tiếng thở phát ra lúc thở vào. Có thể dễ dàng nghe thấy khi đưa tai lại miệng bé. Âm thanh này thường xuyên hiện khi trẻ mắc bệnh mềm sụn thanh quản, viêm thanh quản, mắc kẹt dị vật trong phổi,…
  • Thở khò khè: Âm thanh này xuất hiện ở thì thở ra. Nguyên nhân là bởi đường hô hấp dưới bị tắc. Tiếng thở khò khè thường xuất hiện trong các bệnh lý như hen phế quản, viêm tiểu phế quản hoặc có khối u.

Cha mẹ không nên nhầm lẫn tiếng thở bất thường với tiếng khụt khịt của trẻ khi bị tắc mũi. Âm thanh của tiếng khụt khịt do đờm thường xuất hiện ở cả thì thở ra và hít vào. Khi hút sạch đờm nó tự mất.

Làm thế nào để nhịp thở của trẻ sơ sinh bình thường?

Để giữ nhịp thở của trẻ sơ sinh bình thường mẹ nên áp dụng các biện pháp sau:

  • Để trẻ nằm cùng cha mẹ ít nhất trong 12 tháng đầu.
  • Cho bé nằm ở tư thế ngửa, tránh mắc các bệnh về đường hô hấp.
  • Trong một số trường hợp trẻ có thể thở nhanh do quá nóng hoặc bí. Vì vậy mẹ cần lựa chọn những đồ thoáng khí cho con. Hạn chế chăn gối và thú bông mềm xung quanh giường. Đồng thời giữ phòng thoáng mát, sạch sẽ để giảm nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp.
  • Ngoài ra, việc loại bỏ chất nhờn, bụi bẩn để giúp đường thở thông thoáng cũng là một điều cần thiết. Mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ 1 lần mỗi ngày để tránh vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho con.

Những trường hợp bất thường về nhịp thở cần đưa bé đi khám

Mặc dù không được ổn định như ở người lớn nhưng nhịp thở của trẻ sơ sinh vẫn có chu kỳ rõ ràng. Do đó, khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường dưới đây, mẹ cần chú ý, kịp thời đưa bé đi khám.

  • Trẻ có nhịp thở trên 60 lần/ phút.
  • Khi thở trẻ hay gằn mình.
  • Mỗi khi hít vào lỗ mũi của trẻ lại phình to ra.
  • Trẻ ho khan kèm theo thở rút.
  • Khi thở, cơ bụng của trẻ bị co thắt lại lâu hơn bình thường.
  • Trẻ có hiện tượng ngưng thở trên 10s.
  • Vùng da quanh trán, môi, mũi của trẻ bị tím hoặc xanh.
Trẻ thở nhanh kèm suy hô hấp cần đi khám sớm
Trẻ thở nhanh kèm suy hô hấp cần đi khám sớm

Một số câu hỏi thường gặp

Nhịp thở của trẻ sơ sinh bị viêm phổi thế nào?

Thở nhanh, kèm theo rút lõm lồng ngực là đặc trưng của viêm phổi. Nếu trẻ dưới 2 tháng tuổi thở trên 60 lần/ phút và từ 2 tháng đến 1 tuổi thở trên 50 lần/ phút mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ.

Trẻ sơ sinh thở mạnh lúc ngủ là bệnh gì?

Trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ là dấu hiệu sinh lý bình thường. Nhưng cũng có thể cạnh báo tình trạng dị ứng mắc bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản cấp, viêm phổi, viêm tiểu phế quản.

Nhịp thở của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bao nhiêu?

Nhịp thở của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có thể bằng hoặc hơn 60 lần/ phút.

Nhịp thở của trẻ 2 tháng tuổi là bao nhiêu?

Trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi có nhịp thở khoảng 50 lần/ phút.

Trẻ sơ sinh thở lúc nhanh lúc chậm có sao không?

Trẻ sơ sinh thở lúc nhanh lúc chậm là đặc điểm sinh lý bình thường của con. Vì vậy bố mẹ không cần lo lắng nếu trẻ không có dấu hiệu bất thường như rút lõm lồng ngực, quấy khóc, bỏ ăn.

Lời kết

Các bệnh về đường hô hấp rất dễ ghé thăm trẻ sơ sinh. Bởi vì lúc này miễn dịch của con chưa được hoàn thiện, đề kháng cũng yếu. Do đó, mẹ cần theo dõi sát sao nhịp thở để kịp thời phát hiện ra điều phát thường. Từ đó sớm tìm cho trẻ cách để xử trí an toàn. Nhịp thở của trẻ sơ sinh không đều, có thể nhanh hoặc chậm. Nhưng nếu kèm theo các dấu hiệu khác như chán ăn, bỏ bú, khò khè, quấy khóc mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ tránh để biến chứng nguy hiểm.

Nên đọc thêm

Smartbibi Flu C – Giúp hỗ trợ giảm cảm lạnh, cảm cúm cho bé

Smartbibi Flu C đã được rất nhiều mẹ lựa chọn để phòng và hỗ trợ giảm cảm lạnh, cảm cúm cho các bé trong thời điểm giao mùa. Vậy Smartbibi Flu C có gì mà được nhiều mẹ yêu thích đến vậy? Công thức độc đáo từ thảo dược giúp hỗ trợ giảm cảm lạnh,