TẠI SAO CÁC VITAMIN TAN TRONG DẦU ĐỀU KHÓ HẤP THU?

Nội dung chính

Vitamin tan trong dầu là vitamin vô cùng quan trọng đối với cơ thể như giúp bảo vệ thị lực, phát triển xương, răng, phòng chống đông máu, và ngăn ngừa oxy hóa. Tuy nhiên chúng lại khó hấp thu và dễ thiếu hụt trong cơ thể hơn các loại vitamin khác. Vậy nguyên nhân nào khiến các vitamin tan trong dầu khó hấp thu và cách nào để giúp cải thiện chuyển hóa chúng trong cơ thể? Mời mọi người cùng theo dõi trong bài viết dưới đây

Vitamin tan trong dầu là gì?

Vitamin tan trong dầu là loại vitamin được cơ thể hấp thu cùng chất béo thông qua mô mỡ. Nhóm này bao gồm các vitamin A, E, D, K.

Vitamin A

Hay còn tên gọi khác là Retinol, có màu vàng, bao gồm các hợp chất hòa tan trong chất béo. Vitamin A có vai trò phát triển thị lực, cải thiện chức năng miễn dịch, cần thiết cho sự phát triển của tế bào và sinh sản, cải thiện da, tóc của cơ thể.

Vitamin E

Là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ axit béo trong tế bào khỏi các gốc tự do, ngăn ngừa ung thư. Ở hàm lượng cao, vitamin E đóng vai trò hoạt động như một chất làm loãng máu, ngăn ngừa đông máu.

Vitamin D

Là vitamin cơ thể tự tổng hợp khi da được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển canxi đến xương giúp xương răng chắc khỏe, ngăn ngừa bệnh lý loãng xương, giúp tăng chiều cao ở trẻ và tăng cường miễn dịch.

Vitamin K

Có chức năng giúp đông máu, ngăn chặn chảy máu do vết thương. Ngoài ra, vitamin K còn hỗ trợ trao đổi chất trong xương và mạch máu từ đó làm giảm các bệnh tim mạch, xương khớp, giảm tích tụ canxi trong máu.

Tại sao các vitamin tan trong dầu đều khó hấp thu?

Khác với các loại vitamin tan trong nước có thể dễ dàng hấp thu thông qua sự thẩm thấu thành ruột, vitamin tan trong dầu cần đến hỗ trợ của chất béo trong quá trình vận chuyển và trao đổi chất trong cơ thể. Do chất béo trong tan trong máu nên cần thêm acid mật làm chất nhũ hóa trong quá trình hấp thu. Vì thế, cơ thể chúng ta thường sẽ hấp thu vitamin tan trong dầu cùng chất béo thông qua các khẩu phần ăn hàng ngày và khi không hấp thụ được chất béo thì sẽ thiếu những vitamin này. Các vitamin này thường được tích lũy ở gan và mô mỡ nên các triệu chứng thiếu thường đến chậm.

Thêm nữa khi các vitamin này đi vào cơ thể, khả năng trung hòa acid của dịch vị, việc vận chuyển các phân tử protein có thể bị thủy phân một phần dẫn tới các hoạt chất bị bất hoạt với pepsin trong dạ dày, làm giảm tính ổn định cũng như giảm sự hấp thu của hoạt chất trong cơ thể bé.

Bổ sung vitamin tan trong dầu đúng cách.

Chính vì các vitamin tan trong dầu khó hấp thu nên cần bổ sung trong bữa ăn hàng ngày có chất béo. Ngoài ra vitamin tan trong dầu không được đào thải thường xuyên trong cơ thể nên cần bổ sung đúng hàm lượng khuyến nghị:

Lượng vitamin A được khuyến nghị thay đổi theo độ tuổi và giới tính bao gồm:

+ Trẻ sơ sinh (0 – 12 tháng): 400 – 500 microgam (mcg)

+ Trẻ em từ 1 – 3 tuổi: 300 mcg

+ Trẻ em từ 4 – 8 tuổi: 400 mcg

+ Trẻ em từ 9 – 13 tuổi: 600 mcg

+ Phụ nữ trưởng thành: 700 mcg

+ Đàn ông trưởng thành: 900 mcg

Liều lượng vitamin E có thể được thay đổi dựa trên độ tuổi bao gồm:

+ Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: 4 miligam (mg)

+ Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: 5 mg

+ Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 6 mg

+ Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 7 mg

+ Người 14 tuổi trở lên: 15 mg

+ Phụ nữ trong thời kỳ cho con bú: 19 mg

Liều lượng khuyến nghị khi dùng vitamin D

+ Trẻ sơ sinh (0 – 12 tháng): 10 mcg

+ Người từ 1 – 70 tuổi: 15 mcg

+ Người trên 70 tuổi: 20 mcg

Liều dùng của vitamin K có được chia theo độ tuổi bao gồm:

+ Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: 2 mcg

+ Trẻ sơ sinh từ 7 – 12 tháng tuổi: 2,5 mcg

+ Trẻ em từ 1 – 3 tuổi: 30 mcg

+ Trẻ em từ 4 – 8 tuổi: 55 mcg

+ Trẻ em từ 9 – 13 tuổi: 60 mcg

+ Trẻ em từ 14 – 18 tuổi: 75 mcg

+ Phụ nữ trưởng thành: 90 mcg

+ Đàn ông trưởng thành: 120 mcg

Ngoài ra, mọi người cũng nên chọn các sản phẩm có công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại để có thể tăng hiệu quả hấp thu của vitamin vào cơ thể như công nghệ Emuldrop của Gricar giúp hấp thu vitamin D3 gấp 13 lần so với thông thường.

Mẹ có thể tìm hiểu thêm về công nghệ này tại: https://www.smartbibi.vn/cham-con/cong-nghe-emuldrop-thay-doi-quan-niem-bo-sung-vitamin-d3-cho-be/

Nên đọc thêm

Trẻ còi xương: Biểu hiện, nguyên nhân, cách khắc phục

Còi xương là một bệnh lý thường gặp ở trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi khiến xương trẻ mềm yếu, dẫn đến phát triển chậm cả về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, đây là bệnh dễ điều trị, khắc phục nếu phát hiện sớm triệu chứng nên mẹ không cần quá lo

Trẻ chậm mọc răng: Biểu hiện, nguyên nhân và cách xử lý

Chậm mọc răng ở trẻ và vấn đề lo lắng của nhiều phụ huynh. Vậy thế nào được coi là chậm mọc răng và cần làm gì khi trẻ chậm mọc răng? Mẹ hãy tham khảo những chia sẻ từ chuyên gia Smartbibi nhé! Thế nào được coi là trẻ chậm mọc răng? Thông thường