Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì thụt vô được?

Nội dung chính

Rốn trẻ sơ sinh bị lồi là hiện tượng thường gặp. Tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng lại gây mất thẩm mỹ. Vậy rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì thụt vô được? Cùng tìm hiểu trong bài sau.

Tại sao rốn trẻ sơ sinh không thụt vào được?

Rốn của trẻ sơ sinh sau khi rụng có nhiều trường hợp xảy ra. Nếu rốn khô, lõm là vấn đề bình thường. Tuy nhiên, ở một số bé sau khi rốn rụng lại có hiện tượng lồi nhẹ kích thước bằng đầu ngón tay. Với những phụ huynh lần đầu đảm nhiệm thiên chức làm mẹ sẽ có hàng ngàn câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Một trong số đó là “rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì thụt vô được“. Để trả lời câu hỏi này trước hết mẹ cần nắm được khuyên nhân khiến trẻ sơ sinh lồi rốn.

Rốn không thụt vô được là do cơ bụng không liền
Rốn không thụt vô được là do cơ bụng không liền

Theo chuyên gia, khi rốn trẻ xuất hiện phồng nhẹ, thay đổi kích thước lúc khóc, ho, cười chính là dấu hiệu của chứng thoát vị. Hiện tượng này xảy ra khi tổ chức hay một phần nội tạng trong bụng lồi lên tạo thành khối u bên ngoài. Khối lồi có thể chứa dịch hoặc một phần của nội tạng như ruột.

Nguyên nhân của tình trạng này là do, thời kỳ mang thai dây rốn đi qua lỗ nhỏ ở cơ bụng. Sau 1-2 tuần chào đời, cuống rốn teo dần và rụng. Lúc này vết thương lành và tạo thành rốn của bé. Tuy nhiên trong một số trường hợp do cơ thành bụng không thể khép lại khiến cho một phần nội tạng trồi lên.

Hiện tượng rốn chưa thụt vào ở trẻ sơ sinh thường gặp ở bé sinh non, nhẹ cân. Có tới 75% trẻ sơ sinh dưới 1.5kg có hiện tượng này. Trong đó xảy ra ở các bé gái nhiều hơn.

Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì thụt vô được?

Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì thụt vô? Theo chuyên gia, hầu hết triệu chứng lồi rốn sẽ tự cải thiện từ 4 tháng đến 1 tuổi tùy vào sức khỏe của bé. Một số khác có thể mất nhiều hơn gian hơn. Khoảng 90% trường hợp thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh sẽ tự đóng lại và không cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, khi trẻ 4 tuổi không có dấu hiệu thụt vô thì mẹ cần phải can thiệp điều trị.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng thoát vị khi rốn chưa thụt được

Trả lời câu hỏi rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì thụt vô được cũng sẽ giúp mẹ nhận biết dấu hiệu của bệnh. Cụ thể:

  • Ở vị trí rốn xuất hiện khối u mềm, nhô lên
  • Khi bé ho, khóc, vặn mình khối u sẽ nhô cao hơn
  • Chỗ nhô cao sẽ biến mất khi bé thư giãn, nằm ngửa
  • Bé thường không bị đau hay gặp khó chịu gì ở vị trí này
Dấu hiệu nhận biết tình trạng rốn lồi
Dấu hiệu nhận biết tình trạng rốn lồi

Đây là dấu hiệu bình thường, hầu hết các bé sẽ khỏi khi cơ bụng đóng. Tuy nhiên, nếu rốn chưa thụt mà trẻ có các dấu hiệu dưới đây mẹ cần đưa bé đi khám, tránh biến chứng nguy hiểm.

  • Bé khóc ngất, tỏ ra đau đớn
  • Bụng nhìn to và đầy hơn bình thường
  • Vùng da tại rốn sưng nề, đỏ tấy
  • Trẻ sốt cao và nôn
  • Bé khó đi ngoài hoặc không đi được
  • Trẻ đi ngoài phân có máu

Với những trường hợp như này mẹ không dùng tay xoa, ấn để làm rốn thụt. Bởi điều này có thể khiến bé gặp đau mà không cải thiện tình trạng rốn lồi.

Rốn trẻ sơ sinh bị lồi có cần điều trị không? Cách điều trị thế nào?

Ngoài câu hỏi rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì thụt vô được nhiều mẹ còn thắc mắc rằng trẻ bị lồi rốn có cần điều trị hay không. Theo chuyên gia, phần lớn các trường hợp này không cần điều trị bởi khi được 4-5 tuổi cơ bụng sẽ đóng hoàn toàn. Tuy nhiên, với một số bé sau 4 tuổi rốn vẫn bị lồi thì cần can điều điều trị. Lúc này phẫu thuật để đẩy khối lồi vào trong sẽ được ưu tiên. Một số trường hợp trẻ cần tiến hành phẫu thuật như:

  • Trẻ bị thoát vị lớn và đau
  • Thoát vị rốn không biến mất khi con 4 tuổi
  • Có triệu chứng mắc kẹt hoặc chặn đường ruột của trẻ
Một số trường hợp trẻ cần phẫu thuật để chữa rốn lồi
Một số trường hợp trẻ cần phẫu thuật để chữa rốn lồi

Sai lầm khi chữa rốn lồi cho trẻ sơ sinh

Một số gia đình truyền nhau việc chữa thoát vị rốn bằng băng dính và đồng xu. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được kiểm chứng. Thậm chí nó còn có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, cha mẹ cần phải tỉnh táo đưa trẻ đi gặp bác sĩ thay vì dùng mẹo dân gian chưa được kiểm chứng.

KẾT LUẬN

Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì thụt vô được bài viết trên đã giúp các mẹ giải đáp. Để dị tật này nhanh lành mẹ nên hạn chế để bé khóc, vặn mình nhiều. Vì điều này sẽ tăng áp lực lên bụng. Đồng thời bổ sung rau xanh, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Trường hợp khối u to đột biến và có triệu chứng toàn thân như đau bụng, nôn thì cần đưa bé tới viện kiểm tra.

Có thể mẹ quan tâm:

👉 Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng?

Nên đọc thêm

Chuyển mùa bé vẫn khỏe re? Bí quyết cho mẹ!

Thời tiết thay đổi đột ngột, nắng mưa thất thường là thời điểm nhạy cảm khiến sức khỏe của trẻ bị giảm sút. Đây là nỗi lo của rất nhiều cha mẹ. Do đề kháng kém, hệ miễn dịch đang trong quá trình hoàn thiện nên trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ốm vặt,

cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh

13 cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà

Khi trẻ bị sốt, nhiều mẹ đã vội cho dùng thuốc ngay. Mà không biết rằng việc lạm dùng này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh như thế nào? Khi nào cần đưa đến viện, khi nào tự chữa tại nhà? Tất cả