Sự thật về bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh mà mẹ ít biết!

Nội dung chính

Những mảng trắng nhỏ xuất trên bề mặt lưỡi của trẻ sơ sinh chưa hẳn đã là cặn sữa. Đó có thể là nấm lưỡi một trong những bệnh thường gặp.

Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh kéo dài không chỉ khiến bé khó chịu, bỏ bú mà còn gây ho, tiêu chảy thậm chí viêm phế quản,… Vậy mẹ đã biết gì về bệnh lý này chưa? Cùng smartbibi xem thông tin trong bài viết sau để có kiến thức y khoa hữu ích mẹ nhé. 

Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh là gì?

Nấm lưỡi hay còn gọi là tưa lưỡi, là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này xảy ra do sự phát triển quá mức của nấm Candida Albicans trong niêm mạc miệng. Đặc trưng bởi những tổn thương dạng đốm, màu trắng và khó làm sạch.

Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của bé. Tuy nhiên, thường gặp nhất là trẻ sơ sinh và dưới 1 tuổi. Nấm lưỡi rất dễ tái phát nếu trẻ không được chăm sóc và vệ sinh miệng thường xuyên.

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh
Bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh đó là nấm Candida – loại nấm chung sống hòa bình trên cơ thể người và ít khi gây hại nếu được duy trì ở mức cân bằng. Tuy nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng thường phát triển khá nhanh và gây ra nấm. Dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh gặp tình trạng này.

Nấm lưỡi chủ yếu là do nấm Candida gây ra
Nấm lưỡi chủ yếu là do nấm Candida gây ra

Vệ sinh khoang miệng chưa đúng

Khoang miệng của trẻ sơ sinh rất dễ bị đóng cặn sữa. Và khâu chăm sóc, vệ sinh lúc này đều nhờ cậy mẹ. Nếu mẹ không làm sạch miệng, sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển.

Lây từ vật dụng

Các dụng cụ cho trẻ ăn, ngậm trực tiếp như núm ti, ti giả, vòng nướu, đồ chơi,… cũng là “nơi trú ngụ” lý tưởng của loại nấm này. Nếu mẹ không vệ sinh và khử khuẩn sạch hoặc cho bé dùng đồ vật của những bé khác nguy cơ lây nhiễm cũng sẽ rất cao.

Lây từ mẹ sang con

Quá trình mang thai, chuyển dạ và nuôi con bằng sữa mẹ nếu bị nhiễm nấm sẽ lây truyền sang cho con. Vì vậy, mẹ nên lưu ý điều trị dứt điểm trước khi tiếp xúc với bé.

Hệ miễn dịch của bé còn yếu

Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị nấm lưỡi cao hơn do hệ miễn dịch còn yếu và chưa hoàn thiện. Tình trạng này thường hay gặp nhất ở trẻ sinh non, nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng.

Sử dụng Corticoid

Một số trẻ sơ sinh phải dùng Corticoid dạng hít để dự phòng, điều trị hen suyễn và viêm mũi dị ứng trong thời gian dài. Tuy nhiên, tác dụng phụ của loại thuốc này là ức chế miễn dịch, gây nấm miệng và lưỡi.

Sử dụng kháng sinh

Sử dụng kháng sinh trong thời gian dài có thể khiến cho hệ vi sinh vật bị mất cân bằng.  Thuốc có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi, tạo cơ hội để nấm Candida phát triển gây bệnh.

Các dấu hiệu nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh không quá khó để nhận biết. Hầu hết chúng đều có thể quan sát được bằng mắt thường. Mẹ có thể căn cứ vào các dấu hiệu điển hình sau đây để phát hiện bệnh.

Nấm lưỡi được nhận biết bằng các đốm trắng ti li
Nấm lưỡi được nhận biết bằng các đốm trắng ti li
  • Giai đoạn đầu, bé sẽ xuất hiện chấm nhỏ màu trắng ở phần đầu lưỡi. Sau đó nhanh chóng lan ra thành mảng ở cả bề mặt lưỡi, má.
  • Những đám màu trắng ngà này sau đó chuyển thành vàng nâu. Bao trùm trên lưỡi hoặc cả vùng niêm mạc họng. Chúng thậm chí còn lan xuống vùng thanh môn, thanh quản, hiếm hơn là xuống phổi gây nguy hiểm cho hệ hô hấp và đường tiêu hóa.
  • Nếu cố tình cạo, trẻ có thể bị đau, thậm chí chảy máu nhẹ.
  • Trẻ xuất hiện cảm giác đau rát ở lưỡi, gai lưỡi sưng đỏ.
  • Môi và da miệng trở nên khô, với trường hợp nặng có thể xuất hiện vết nứt ở khóe miệng.
  • Ngoài ra hơi thở của trẻ lúc này cũng có sẽ nặng mùi do nấm tiết ra chất thải.
  • Tình trạng này kéo dài còn sẽ khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn, do đau rát ở lưỡi.
  • Một số bé có thể sốt nhẹ nếu có nhiễm trùng.

Trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi có nguy hiểm không?

Nấm lưỡi là bệnh lành tính và không gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nếu không điều trị dứt điểm, bệnh sẽ tái phát và gây hậu quả nghiêm trọng.

  • Thứ nhất, nấm lưỡi khi không kiểm soát có thể lan tỏa ra khắp khoang miệng. Khiến trẻ khó chịu, biếng ăn, bỏ bú, lâu ngày gây suy dinh dưỡng. Tình trạng nặng còn có thể gây đau rát cổ họng, ngứa ngáy khó chịu, kích thích buồn nôn.
  • Thứ hai, với những trường hợp chủ quan, không chạy chữa đúng khiến nấm xâm nhập vào trong cơ thể, gây ra biến chứng. Nấm khi tới hệ hô hấp có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản, viêm phổi thậm chí nấm phổi. Với tiêu hóa nó có thể khiến trẻ tiêu chảy, mất nước, sụt cân.
  • Thứ ba, thông qua đường bú, nấm có thể lây lan từ miệng của bé sang đầu ti mẹ gây nhiễm nấm vú. Ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của quá trình ti.

Cách điều trị tình trạng nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

Mặc dù là bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị triệt để nấm sẽ có thể tái phát, ảnh hưởng không nhỏ đến con. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu nấm mẹ cần đưa bé đi khám để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Tùy vào tình trạng của bé mà các phương pháp điều trị có sự khác nhau. Cụ thể:

Với những trường hợp nấm ở thể nhẹ

Trường hợp các đốm trắng nhỏ và chỉ xuất hiện trên lưỡi mẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách làm sau.

Vệ sinh bằng nước muối

Nước muối có tác dụng sát trùng, làm sạch khoang miệng. Từ đó giúp bé loại bỏ vi khuẩn và nấm ký sinh.

Vệ sinh lưỡi cho bé hàng ngày
  • Theo đó, mẹ chỉ cần chuẩn bị 10ml nước muối sinh lý.
  • Dùng gạc rơ lưỡi thấm vào dung dịch, nhẹ nhàng rơ sạch cho con.

Việc rơ lưỡi có thể kích thích bé nôn ói. Do đó mẹ hãy rơ vào lúc đói, trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút và tốt nhất là buổi sáng sau khi dậy.

Dùng baking soda vệ sinh lưỡi

Baking soda có tính kiềm nên có khả năng tiêu diệt nấm tốt. Không chỉ thế nó còn đánh bật mảng bám, loại bỏ cặn bã thức ăn, vốn là nơi cư trú của nấm.

  • Mẹ chỉ cần pha 1/2 thìa cà phê baking soda với 100ml nước ấm.
  • Dùng gạc rơ lưỡi thấm vào dung dịch, nhẹ nhàng rơ sạch cho con.

Dùng lá trà xanh

Trà xanh là một trong những nguyên liệu tuyệt vời dùng để trị nấm cho trẻ. Một số  tinh chất trong lá trà xanh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả.

  • Mẹ cần chuẩn bị 1 nắm trà xanh rồi đem rửa sạch.
  • Cho trà xanh vào nồi đun sôi với một ít muối.
  • Đợi nước nguội thì chiết lấy nước sau đó thấm gạc và rơ cho con.

Dùng lá hẹ

Được mệnh danh là “kháng sinh thực vật”, lá hẹ có tác dụng rất tốt trong việc tiêu diệt nấm khuẩn mà không để lại các tác dụng phụ.

  • Chuẩn bị 1 nắm lá hẹ, rửa sạch.
  • Xay nhỏ với 50ml nước, đun sôi rồi lọc lấy nước.
  • Dùng gạc thấm vào dịch chiết, rơ lưỡi cho con.

Với những trường hợp nấm ở thế nặng

Với những trường hợp nấm lưỡi thể nặng. Đốm trắng to thành mảng, và lan rộng ra toàn miệng bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị. 

  • Miconazole: Là loại thuốc có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp ergosterol, tiêu diệt tế bào nấm. Cách sử dụng loại thuốc này khá đơn giản, mẹ chỉ cần bôi gel lên vùng nhiễm nấm là được.
  • Nystatin: Với những trường hợp không đáp ứng Miconazole bác sĩ sẽ chỉ định dùng Nystatin. Thuốc có tác dụng tại chỗ, giúp kìm hãm và tiêu diệt nấm ở miệng. Tuy nhiên, nấm có khả năng lây lan rất nhanh. Do đó, việc dùng Nystatin tại những vị trí nhất định thường có tỉ lệ tái phát rất cao.
  • Fluconazol: Là thuốc giúp phá hủy màng tế bào nấm, ngăn chặn phát triển hiệu quả. Loại thuốc này có thể dùng được cho cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
  • Ngoài ra, với những trường hợp nấm nặng bác sĩ có thể chỉ định dùng Amphotericin B đường tiêm hoặc bôi tại chỗ cho bé.

Mặc dù hiệu quả nhưng khi dùng thuốc điều trị nấm lưỡi cho trẻ sơ sinh, mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Không tự ý dùng thuốc điều trị khi không có sự tư vấn, chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
  • Tuyệt đối không cậy mảng nấm trong quá trình điều trị vì điều này có thể khiến niêm mạc lưỡi tổn thương.
  • Trong trường hợp dùng thuốc bôi để diệt nấm mẹ nên sử dụng một lượng vừa phải. Tránh tình trạng tắc nghẽn cổ họng làm trẻ ngạt thở.
  • Không cho bé ăn hay bú trong vòng 20 phút sau khi dùng thuốc.
  • Nấm có thể tái phát ngay khi hết triệu chứng. Vì vậy mẹ hãy sử dụng thuốc cho bé ít nhất 2 ngày tiếp theo.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị nấm lưỡi?

Nấm lưỡi gây nhiều bất tiện trong việc ăn uống của trẻ. Tuy nhiên, nếu biết xây dựng thực đơn hợp lý, bệnh sẽ cải thiện nhanh hơn. Vậy trẻ nấm lưỡi nên ăn và kiêng gì? Với trẻ dưới 6 tháng tuổi mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn để tăng đề kháng. Với các bé lớn hơn thì áp dụng chế độ ăn sau.

Trẻ nấm lưỡi nên ăn thực phẩm nhiều C
Trẻ nấm lưỡi nên ăn thực phẩm nhiều C

Thực phẩm nên ăn

  • Thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, ớt chuông, rau ngót, bông cải. Để giúp nâng cao miễn dịch, chống sự phát triển của các vi khuẩn.
  • Sữa chua cung cấp lợi khuẩn, cân bằng vi sinh trong khoang miệng. Từ đó kìm hãm phát triển của nấm.
  • Các loại hạt như lanh, bí đỏ, hạt cải, óc chó cũng là thực phẩm tốt cho trẻ nấm miệng. Không chỉ cung cấp chất chống oxy hóa mà còn bổ sung vitamin, tinh dầu tốt cho quá trình phục hồi.

Thực phẩm nên tránh

  • Hải sản: Trẻ nhỏ cơ địa nhạy cảm. Vì vậy việc ăn một số hải sản có thể gây ra dị ứng, làm tăng nhiệt độ cơ thể, khiến vùng lưỡi nóng rát, ngứa ngáy.
  • Đồ ăn chứa nhiều chất béo: Nấm miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không nên ăn các thực phẩm giàu chất béo. Vì chúng sẽ tạo điều kiện để nấm phát triển mạnh hơn.
  • Đồ ăn cay nóng: Đồ ăn chứa nhiều tỏi, ớt sẽ khiến vết thương sưng tấy và đau nhiều hơn. Không chỉ thế nó còn làm tăng nhiệt độ cơ thể, tạo điều kiện cho nấm phát triển.
  • Thực phẩm lên men: Dưa chua, dấm, dăm bông cũng nằm trong nhóm thực phẩm mà trẻ nấm lưỡi nên tránh. Bởi nó có thể kéo dài thời gian điều trị.

Cách phòng ngừa nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

Nấm lưỡi không khó điều trị nhưng dễ tái phát. Vì vậy mẹ hãy phòng ngừa cho con bằng những cách làm dưới đây.

Vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên

  • Đối với trẻ chưa có răng: Rơ lưỡi ngày 2 lần.
  • Đối với trẻ đã có răng: Mẹ nên dạy bé đánh răng, súc miệng 2 lần/ ngày. Kết hợp rơ lưỡi ít nhất 1 lần/ ngày.

Vệ sinh đồ dùng của bé

Đối với những vật dụng trẻ tiếp xúc nhiều mẹ cần vệ sinh, khử trùng sạch sẽ. Cụ thể:

  • Vệ sinh bình sữa, núm vú của mẹ trước khi cho bé bú.
  • Vệ sinh đồ chơi, ti giả và hạn chế thói quen ngậm mút của con.
  • Không cho bé dùng chung cốc, bát, bình sữa với trẻ nhiễm nấm.

Phối hợp điều trị nấm vú cho mẹ

Cùng với việc trị nấm lưỡi ở trẻ mẹ còn cần phải vệ sinh đầu ti. Kết hợp điều trị đồng thời nếu bị nấm vú để tránh lây nhiễm qua lại với con. Điều này  góp phần phòng ngừa, hỗ trợ điều trị nấm lưỡi ở trẻ hiệu quả.

Phân biệt cặn sữa và nấm lưỡi cho bé thế nào?

Cặn sữaNấm lưỡi
Các đốm cặn sữa thường nhỏ và ít tập trung. Đốm sữa sẽ tự biến mất sau 1 giờ, hoặc khi mẹ dùng gạc để lau màu trắng này sẽ biến mất.Trong khi đó, nấm lưỡi thường tập trung thành từng mảng, thậm chí lan rộng khắp lưỡi. Nấm lưỡi sẽ không biến mất và khó làm sạch. Lưỡi của bé thường bị đỏ nếu mẹ dùng gạc để lau mạnh.

Hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

Để việc nhận biết, phòng ngừa và trị nấm lưỡi hiệu quả mẹ nên nắm rõ hình ảnh bệnh lý dưới đây.

Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh dễ bị nhầm với cặn sữa
Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh dễ bị nhầm với cặn sữa
Nấm lan rộng ra hết bề mặt lưỡi của bé
Nấm lan rộng ra hết bề mặt lưỡi của bé
Nấm lưỡi di chuyển xuống cuống họng
Nấm lưỡi di chuyển xuống cuống họng
Trẻ sơ sinh thường quấy khóc khi bị nấm lưỡi
Trẻ sơ sinh thường quấy khóc khi bị nấm lưỡi
Vùng lưỡi bị bong tróc do nấm
Vùng lưỡi bị bong tróc do nấm
Trường hợp bị nấm lưỡi nặng
Trường hợp bị nấm lưỡi nặng

Câu hỏi thường gặp

Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

Ở thể nhẹ, khi nấm mới chỉ khu trú trong miệng nếu tích cực trị bé sẽ khỏi sau 5-7 ngày. Ở giai đoạn nặng, khi nấm lưỡi di chuyển đến các cơ quan, thời gian điều trị có thể kéo dài 1 tháng hoặc hơn.

Nấm lưỡi có tự khỏi không?

Nấm lưỡi do vi khuẩn Candida gây ra. Vì vậy không thể tự khỏi mà cần điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Có nên dùng mật ong trị nấm lưỡi?

Mật ong có tác dụng làm giảm đau, giảm sưng và giúp làm lành vết thương, ngăn cho vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện một phần và không thích hợp với trẻ sơ sinh. Vì vậy mẹ không áp dụng với trẻ dưới 1 tuổi.

Về cơ bản, nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu mẹ chủ quan, trì hoãn điều trị nấm sẽ phát triển mạnh hơn, ảnh hưởng sinh hoạt cũng như ăn uống của bé. Vì vậy, ngay khi có các triệu chứng mẹ nên đưa bé đi khám để được điều trị kịp thời.

Nên đọc thêm

cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh

13 cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà

Khi trẻ bị sốt, nhiều mẹ đã vội cho dùng thuốc ngay. Mà không biết rằng việc lạm dùng này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh như thế nào? Khi nào cần đưa đến viện, khi nào tự chữa tại nhà? Tất cả

nhiệt độ và độ ẩm phòng cho trẻ sơ sinh

Nhiệt độ và độ ẩm phòng thích hợp cho trẻ sơ sinh luôn khỏe

Nhiệt độ và độ ẩm phòng cho trẻ sơ sinh đến nay vẫn là câu chuyện còn nhiều tranh cãi. Đặc biệt là với những người lớn tuổi, họ luôn cho rằng trẻ sơ sinh kém chịu lạnh hơn người trưởng thành. Vì vậy, lúc nào cũng cần đắp chăn, đội mũ cho trẻ mà