Giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh để làm gì? Cách lưu trữ

Nội dung chính

Những ai lần đầu làm mẹ hẳn chưa biết đến chuyện giữ cuống rốn để trẻ thông minh. Vậy việc giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh có thực sự hiệu quả, cách thực hiện mẹo này ra sao? Cùng đọc bài viết dưới đây để có đáp án nhanh nhất mẹ nhé.

Bao lâu thì trẻ sẽ rụng cuống rốn?

Ở hầu hết trẻ sơ sinh, sau khoảng 8-10 ngày dây rốn sẽ rụng và khoảng ngày thứ 15 sẽ liền hoàn toàn. Mặc dù vậy cũng có những trẻ rụng sớm hoặc là muộn hơn. Điều này hoàn toàn bình thường nếu như bé không có dấu hiệu bỏ ăn, nóng sốt, mưng mủ,…

Trường hợp đã qua thời gian khuyến cáo mà rốn chưa rụng mẹ không nên dùng tác động vật lý. Vì có những bé đến tuần thứ 3 mới rụng dây rốn. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ sắp rụng rốn:

  • Rốn khô, không còn ướt
  • Rốn se lại, ngả màu nâu xám, hoặc xanh
Rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng
Rốn trẻ sơ sinh sẽ rụng sau khoảng 8-10 ngày
Xem thêm: Rốn Trẻ Sơ Sinh Rụng Rồi Nhưng Vẫn Ướt Thì Làm Sao?

Cuống rốn của trẻ sơ sinh sau khi rụng nên làm gì?

Cuống rốn của trẻ sơ sinh rụng thì làm gì là câu hỏi mà những ai lần đầu làm mẹ hẳn sẽ thắc mắc. Ở Việt Nam có quan niệm rằng, giữa lại cuống rốn sẽ giúp các bé thông minh, học giỏi sau này. Vì vậy sau khi cuống rốn của bé đã rụng, nhiều mẹ treo lên bóng đèn hoặc cất vào hộp để làm kỷ niệm. Vậy có nên giữ lại cuống rốn cho trẻ không và lưu trữ cuống rốn trẻ sơ sinh để làm gì? Mẹo dân gian cho rằng, việc giữ cuống rốn sẽ giúp các con lớn lên khỏe mạnh, xinh đẹp.

Còn theo y học hiện đại, tế bào gốc của dây rốn nên được cất giữ để dùng khi cần. Đây sẽ là trợ thủ đắc lực khi cần chữa bệnh mà không sinh ra phản ứng miễn dịch thải bỏ. Có thể nói tế bào gốc cuống rốn chính là “bảo hiểm sinh học” dùng để điều trị nhiều bệnh khác nhau như ung thư máu, thiếu máu, thay thế tủy xương,… Vì vậy mẹ nên cân nhắc lưu trữ cho con.

Tế bào máu tại cuống rốn trẻ sơ sinh có tác dụng gì?

Việc lưu trữ tế bào gốc của cuống rốn là biện pháp tốt bảo đảm sức khỏe của bé trong tương lai. Vậy cuống rốn trẻ sơ sinh có tác dụng gì?

Theo chuyên gia, tế bào gốc cuống rốn chính là chiếc phao cứu sinh cho trẻ nhờ vào khả năng biến đổi thành tế bào máu như bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu. Người ta có thể dùng tế bào gốc để điều trị các bệnh như ung thư máu, thiếu máu hoặc thậm chí thay thế tủy xương, sửa chữa sai lầm do rối loạn di truyền.

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, máu ở cuống rốn là máu có trong nhau thai, dây rốn. Vì thế nó có rất nhiều tế bào gốc tạo máu, có khả năng điều trị các bệnh về máu như: Bệnh bạch cầu, chứng loạn sinh tủy, thiếu máu, suy tủy, thiếu máu do hồng cầu liềm, suy giảm miễn dịch,…

Tế bào cuống rốn có thể chữa trị nhiều bệnh
Tế bào cuống rốn có thể chữa trị nhiều bệnh

Ngoài ra, tế bào gốc cuống rốn còn được nghiên cứu điều trị bỏng, tiểu đường, teo cơ, liệt tủy, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,… Thậm chí trong tương lai người ta còn dùng để chống lão hóa.

Điều đặc biệt hơn nữa là ngoài bản thân trẻ thì những người thân trong gia đình hoặc những người khác bị bệnh nếu phù hợp đều có thể dùng tế bào gốc này.

Các cách lưu giữ cuống rốn trẻ sơ sinh

Giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh là một trong những vấn đề được nhiều mẹ bỉm quan tâm. Vậy cách lưu trữ cuống rốn cho trẻ sơ sinh thế nào?

Mẹo dân gian lưu trữ cuống rốn trẻ sơ sinh

Theo dân gian khi trẻ rụng rốn sẽ được lưu trữ như sau để con lớn lên khỏe mạnh, xinh đẹp.

Treo cuống rốn lên bóng đèn hoặc trước gương

Đây là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Theo đó, khi trẻ đã rụng dây rốn mẹ chỉ cần lấy phần cuống rốn treo lên đèn bàn hoặc gương, hướng về phía mặt trời mọc với hy vọng đứa con lớn lên sẽ thông minh, sáng dạ.

Treo cuống rốn lên trước đèn
Treo cuống rốn lên trước đèn

Để cuống rốn trong lọ để ở đầu giường

Với cách làm này mẹ chỉ cần mang cuống rốn đi phơi, tránh cho ẩm mốc, hư hỏng. Sau đó cho vào chiếc lọ thủy tinh, đậy kín nắp rồi cất lên đầu giường.

Chôn cuống rốn trong vườn

Một mẹo lưu trữ cuống rốn nữa được nhiều mẹ bỉm truyền tai đó là chôn cùng nhau thai hoặc cuống rốn của các bé lớn trong nhà. Làm như vậy, tình cảm anh em trong nhà sẽ thân thiết hơn. Tuy nhiên, hiện chưa có một cơ sở khoa học nào chứng minh điều này là đúng. Nhưng vì nó không gây hại nên mẹ có thể cân nhắc thực hiện coi như là cách cất giữ kỉ niệm.

Dưới góc độ của chuyên gia thì sự thông minh của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như di truyền, dinh dưỡng, giáo dục, môi trường sống,… Nó hầu như không liên quan tới việc treo cuống rốn. Chưa kể, bộ phận này được cấu tạo từ các tế bào mô nên nếu để lâu sẽ sinh mùi lạ, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập. Vì vậy mẹ hãy cân nhắc trước khi thực hiện cho con.

Cách lưu trữ tế bào gốc của cuống rốn

Ngoài mẹo dân gian thì hiện nay người ta còn dùng kỹ thuật thu thập máu cuống rốn để tạo nguồn dự trữ tế bào tương lai. Đây là kỹ thuật khá đơn giản, dễ thực hiện và không gây đau đớn cho hai mẹ con. Để lưu trữ máu cuống rốn mẹ cần đến các cơ sở lưu trữ tế bào xét nghiệm sức khỏe, đảm bảo bản thân không mắc các bệnh truyền nhiễm cũng như đủ điều kiện lưu trữ MCR của trung tâm.

Giống như kỹ thuật lấy máu toàn phần, khi sản phụ sinh, nhân viên trung tâm lưu trữ sẽ sử dụng đầu kim của túi thu thập nối vào tĩnh mạch rốn và thu thập tế bào. Trong túi thu thập có chứa sẵn chất chống đông, ngăn chặn hình thành máu đông.

Kỹ thuật lưu trữ máu cuống rốn
Kỹ thuật lưu trữ máu cuống rốn

Máu cuống rốn sau khi thu thập sẽ chuyển đến ngân hàng xử lý các bước tiếp theo, để loại bỏ những thành phần thừa, gạn tách tế bào gốc và lưu trữ.

Thời gian lưu trữ cuống rốn có thể là 1 năm, 5 năm, 10 năm, 17 năm hoặc lâu hơn tùy vào kinh tế và sự lựa chọn của gia đình. Chi phí lưu trữ tế bào gốc rốn hiện đang giao động khoảng 3-5 triệu/ năm. Chưa kể chi phí xử lý ban đầu khoảng 20-30 triệu. Vì vậy mẹ có thể cân nhắc trước khi thực hiện.

Cách chăm rốn trẻ sơ sinh sau khi đã rụng

Cuống rốn của trẻ sơ sinh rụng thì làm gì? Ngoài việc lưu trữ cuống rốn mẹ còn cần phải vệ sinh sạch sẽ vùng rốn cho con mỗi ngày để tránh nhiễm trùng. Cụ thể:

Giữ gốc rốn luôn khô

Rốn trẻ sơ sinh sau rụng cũng cần được thở. Vì vậy mẹ không băng quấn quá chặt mà hãy để hở tự nhiên. Điều này sẽ giúp rốn nhanh khô và lành tốt hơn.

Giữ gốc rốn sạch

Trẻ sau khi rụng dây rốn mẹ vẫn cần phải vệ sinh sạch sẽ cho con ngày 1-2 lần. Có thể dùng bông hoặc vải sạch làm ướt với muối sinh lý rồi vệ sinh sạch vùng rốn. Lau nhẹ nhàng gốc rốn để loại bỏ các chất bụi bẩn. Tuyệt đối không dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa vì sẽ khiến da của trẻ kích ứng.

Lưu ý khi tắm

Với trẻ đã rụng cuống rốn mẹ có thể thoải mái tắm rửa mà không sợ nước. Điều này sẽ giúp làm sạch vùng rốn của con dễ dàng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn mẹ không nên để bé ngâm trong nước quá lâu. Ngoài ra sau khi tắm rửa vẫn cần vệ sinh sạch sẽ vùng rốn đảm bảo khô ráo.

Sau khi tắm xong mẹ cần lau khô rốn bé
Sau khi tắm xong mẹ cần lau khô rốn bé
Có thể mẹ quan tâm: Có Nên Tắm Ướt Rốn Trẻ Sơ Sinh?

Chọn trang phục phù hợp với bé

Trẻ mới rụng rốn vẫn cần nhẹ nhàng. Vì vậy mẹ nên lựa chọn những bộ quần áo thoáng mát. Không nên cho bé mặc đồ bó sát, dày dặn vì nó có thể làm con khó chịu cũng như ảnh hưởng tới rốn.

Cẩn thận khi thay tã

Sau khi rốn rụng mẹ vẫn cần phải cẩn thận trong việc thay tã. Đầu tiên cần chuẩn bị đủ các dụng cụ cần thiết. Sau đó, nhẹ nhàng lau từ trước ra sau rồi dùng khăn khô lau một lần nữa. Ngoài ra, để rốn tránh bị tổn thương mẹ nên gấp phần trước của tã xuống thấp. Nới lỏng eo để tránh cọ xát hoặc nước tiểu rơi vào.

Lời kết

Có rất nhiều cách giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh. Tùy vào hoàn cảnh cũng như điều kiện của từng gia đình mẹ có thể lựa chọn phương pháp khác nhau.

Nên đọc thêm

Chuyển mùa bé vẫn khỏe re? Bí quyết cho mẹ!

Thời tiết thay đổi đột ngột, nắng mưa thất thường là thời điểm nhạy cảm khiến sức khỏe của trẻ bị giảm sút. Đây là nỗi lo của rất nhiều cha mẹ. Do đề kháng kém, hệ miễn dịch đang trong quá trình hoàn thiện nên trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ốm vặt,

cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh

13 cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà

Khi trẻ bị sốt, nhiều mẹ đã vội cho dùng thuốc ngay. Mà không biết rằng việc lạm dùng này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh như thế nào? Khi nào cần đưa đến viện, khi nào tự chữa tại nhà? Tất cả