Nỗi lo và giải pháp cho bé sụt cân, hay ốm, biếng ăn khi chuyển mùa

Nội dung chính

Thời tiết thay đổi đột ngột, nắng mưa thất thường là thời điểm nhạy cảm khiến sức khoẻ của trẻ bị giảm sút. Đây là nỗi lo của rất nhiều cha mẹ. Do đề kháng kém, hệ miễn dịch đang trong quá trình hoàn thiện nên trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ốm vặt, biếng ăn, sụt cân, chậm lớn. Vậy cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ khoẻ mạnh, hạn chế ốm vặt khi bước vào giai đoạn giao mùa. 

Những ngày qua, Bệnh viện Nhi trung ương tiếp nhận khoảng 3.500-4.500 bệnh nhi/ngày. Bệnh nhân đến khám, điều trị chủ yếu mắc 3 bệnh chính bao gồm: bệnh đường hô hấp, tiêu hóa và da. Tiến sĩ Nguyễn Thị Mai Hoàn, Trưởng khoa Khám bệnh đa khoa (Bệnh viện Nhi trung ương) cho hay, so với những tuần trước Tết, lượng bệnh nhi gặp phải các bệnh về đường hô hấp ở thời giao mùa nồm ẩm tăng từ 30% đến 40%.

Những nguyên nhân khiến trẻ hễ giao mùa là sụt cân, biếng ăn, hay ốm vặt

Thời tiết, nhiệt độ thay đổi bất thường 

Thời điểm giao mùa, mưa nắng bất thường, có những ngày mưa phùn, nồm ẩm kéo dài; có những ngày lạnh khô, độ ẩm thấp, nhiệt độ chênh lệch ngày đêm lớn. Trẻ nhỏ với cơ địa chưa cứng cáp và nhạy cảm rất khó thích nghi kịp với sự biến thiên liên tục của thời tiết nên rất dễ bị ốm dẫn đến sụt cân.

Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện

Thời tiết, môi trường trong thời điểm giao mùa chính là điều kiện thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi và lây lan mạnh mẽ. Với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện cộng thêm việc trẻ chưa ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân nên trẻ rất dễ bị các mầm bệnh tấn công và phát bệnh. 

Trẻ có thể bị cảm cúm thông thường với các triệu chứng quen thuộc như sổ mũi, hắt hơi, ho, sốt cao… hoặc mắc các bệnh giao mùa đặc trưng như: tiêu chảy, sốt xuất huyết, tay chân miệng, thủy đậu…

Nỗi lo của cha mẹ khi hễ giao mùa là con lại biếng ăn, sụt cân, ốm vặt
Nỗi lo của cha mẹ khi hễ giao mùa là con lại biếng ăn, sụt cân, ốm vặt

Trẻ thiếu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là kẽm

Không ít trường hợp trẻ sụt cân, chậm lớn, thường xuyên ốm vặt trong giai đoạn giao mùa là do chế độ ăn uống hằng ngày không phong phú, không cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất như sắt, canxi, vitamin D,… đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Đặc biệt, ở những trẻ đang biếng ăn, cơ thể không được cung cấp đầy đủ vi chất dinh dưỡng nên sức đề kháng càng giảm sút, chứng biếng ăn của trẻ càng tiến triển nặng hơn. Trẻ luẩn quẩn trong vòng tròn khi thời tiết giao mùa: Trẻ dễ ốm vặt – Biếng ăn, bỏ bữa – Thiếu vi chất dinh dưỡng, sụt cân – Dễ mắc bệnh. Đáng chú ý, thiếu kẽm chính là “thủ phạm” hàng đầu khiến cân nặng của trẻ “giậm chân tại chỗ”. 

Kẽm là vi chất dinh dưỡng quan trọng, cần thiết cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể bởi kẽm tham gia vào hơn 300 enzym và hơn 2000 protein trong cơ thể. Thiếu kẽm làm giảm các men đường ruột gây rối loạn tiêu hoá. Điều này sẽ khiến trẻ biếng ăn và nhẹ cân hơn các bạn bình thường. Đồng thời sự phân chia tế bào khó xảy ra khi trẻ thiếu kẽm tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, trẻ chậm phát triển về chiều cao và cân nặng. 

Bên cạnh đó, kẽm tham gia vào các phản ứng miễn dịch nên khi thiếu kẽm, hệ miễn dịch sẽ không thể hoạt động trơn tru như bình thường khiến bé dễ bị nhiễm bệnh, mệt mỏi. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ thường sụt cân hoặc chậm lên cân.

Ngoài ra, kẽm kích thích gai vị giác, tế bào niêm mạc miệng hypoplasia tham gia vào cơ chế cảm nhận mùi vị, và các vùng trong hệ thống thần kinh trung ương, kích thích sự ngon miệng ở trẻ. Vì vậy, khi thiếu kẽm, trẻ thường không cảm thấy ngon miệng khi ăn, từ đó có xu hướng bỏ bữa, biếng ăn dẫn đến sụt cân hoặc chậm lên cân. 

Thiếu kẽm là nguyên nhân khiến trẻ bị sụt cân, ốm vặt
Thiếu kẽm là nguyên nhân khiến trẻ bị sụt cân, ốm vặt

Trẻ mắc một số bệnh giao mùa

  • Bệnh về tiêu hoá: Trẻ bị táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, cơ thể kém hấp thu, trào ngược dạ dày,… ảnh hưởng đến tiêu hoá khiến trẻ hấp thu dinh dưỡng kém. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ dù ăn rất nhiều nhưng vẫn sụt cân, chậm lớn.
  • Nhiễm ký sinh trùng đường ruột: Giun, sán sống ký sinh trong đường ruột và quá nhiều sẽ hút mọi dưỡng chất trẻ ăn vào khiến trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng. 
  • Bệnh về hô hấp: Ho, sốt, sổ mũi,… là những triệu chứng điển hình khi trẻ mắc các bệnh lý về hô hấp. Khi mắc bệnh, trẻ thường khó thở, đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ, biếng ăn, quấy khóc, khó chịu, sốt cao, bỏ bú, thậm chí là suy hô hấp,… Từ đó, trẻ bị sụt cân, hạn chế tăng trưởng chiều cao và chậm phát triển.

Trẻ chưa được chăm sóc đúng cách 

Một số thói quen xấu gây ra tình trạng trẻ sụt cân hoặc chậm tăng cân mẹ cần chú ý như cho trẻ tắm ngay sau ăn, cho trẻ bú hoặc uống nước bữa ăn, cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn khiến trẻ không hấp thụ được hoàn toàn chất dinh dưỡng theo nhu cầu, cho trẻ vui chơi quá nhiều làm giải phóng quá nhiều năng lượng,…

Ngoài ra, việc gây áp lực cho trẻ khi ăn uống như quát nạt, ép ăn, hoặc không cho trẻ ăn những món trẻ thích, thực đơn ăn uống nhàm chán, đơn điệu, ít thay đổi, không trình bày đẹp,… đều là những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, bỏ bữa, trẻ dễ ốm vặt khi giao mùa. 

Giải pháp đơn giản cho trẻ biếng ăn, sụt cân chậm lớn, thường xuyên ốm vặt

Sự thay đổi thời tiết khi giao mùa là điều kiện khách quan tác động tới sức khỏe của trẻ và cha mẹ khó có thể can thiệp. Tuy nhiên, những biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà hợp lý sẽ giúp trẻ củng cố sức khoẻ tốt hơn, phòng ngừa ốm vặt, biếng ăn hiệu quả. 

Thay đổi thói quen sinh hoạt cho trẻ khi giao mùa là cần thiết

Do thời tiết mưa nắng thất thường nên việc thay đổi thói quen sinh hoạt cho trẻ là cần thiết hỗ trợ trẻ thích nghi tốt hơn với sự biến đổi của thời tiết. 

  • Giữ ấm cho trẻ: Trẻ cần được giữ ấm, đặc biệt vào bên đêm, chú ý phần cổ, lòng bàn tay, lòng bàn chân. 
  • Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ: Bên cạnh việc vệ sinh sạch sẽ môi trường trẻ học tập, vui chơi; việc vệ sinh cá nhân cho trẻ cũng cần được lưu tâm: vệ sinh răng miệng, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng, sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ,…
  • Cho trẻ ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đóng vai trò quan trong cho hệ miễn dịch và sự phát triển của trẻ. Mỗi ngày trẻ cần đảm bảo ngủ đủ từ 9 – 12 tiếng tuỳ theo mỗi lứa tuổi. Phòng ngủ của trẻ phải thoáng, đủ ánh sáng, duy trì độ ẩm ổn định. 

Dinh dưỡng khoa học, đủ chất – Không thể bỏ qua

Một chế độ ăn uống khoa học, đủ chất góp phần củng cố hệ miễn dịch vững vàng cho trẻ. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn để có đủ dinh dưỡng và đề kháng. Trong trường hợp mẹ ít sữa có thể bổ sung thêm sữa công thức nếu cần, nhưng nên duy trì bú mẹ đến khi bé đủ 24 tháng. 

Với trẻ từ 6 tháng và bắt đầu ăn dặm, bữa ăn hàng ngày của trẻ cần đảm bảo đủ các nhóm chất dinh dưỡng bao gồm đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Nên cho trẻ uống đủ nước, đặc biệt là nước ấm. Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm ăn nhanh có hại cho cơ thể trẻ, tránh những thực phẩm gây no giả như nước ngọt có ga, đồ ăn vặt, kẹo bánh trước bữa ăn chính. 

Bổ sung kẽm – “Nâng cấp” đề kháng cho trẻ, giảm biếng ăn, giảm ốm vặt khi giao mùa

Trong Tạp chí Dinh dưỡng Hàng năm năm 2021, Lothar Rink – một nhà miễn dịch học tại Đại học RWTH Aachen ở Đức cho biết: kẽm là yếu tố có khả năng bảo vệ chức năng miễn dịch. Bổ sung kẽm đầy đủ có thể làm giảm tỷ lệ tử vong do các nguyên nhân như tiêu chảy, viêm phổi, viêm đường hô hấp trên – là những bệnh thường gặp trong thời điểm giao mùa. 

Bổ sung kẽm được đánh giá là phương pháp hiệu quả và an toàn đối với trẻ thường xuyên biếng ăn. Kết quả một nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2013 với 300 trẻ mẫu giáo từ 2 – 6 tuổi tại Isfahan, Iran cho thấy: Bổ sung kẽm có tác động tích cực trong việc thúc đẩy lượng calo hấp thụ và giảm bớt chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ. 

Như vậy, có thể thấy, kẽm là vi chất dinh dưỡng “nhỏ nhưng có võ” rất quan trọng đối với sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ. Bổ sung kẽm đầy đủ là phương án chăm sóc trẻ tại nhà đơn giản và hiệu quả hỗ trợ tăng sức đề kháng, giảm ốm vặt, biếng ăn ở trẻ, đặc biệt trong thời điểm nhạy cảm như giao mùa. 

Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn giàu kẽm (thịt bò, cua, sò, hến, các loại ngũ cốc hạt,…), bổ sung kẽm cho trẻ qua đường uống bằng các sản phẩm chuyên biệt đang trở thành lựa chọn của nhiều mẹ bỉm nhờ tính tiện lợi, an toàn và đảm bảo lượng kẽm cần thiết cho trẻ. Trong đó, kẽm bisglycinate hiện nổi lên là loại kẽm hữu cơ dễ hấp thu cho trẻ. Nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Phòng thí nghiệm Động học Xenobiotics, Khoa Dược, Pháp đã chỉ ra rằng kẽm bisglycinate làm cho nồng độ kẽm trong máu cao hơn 43,3% so với sử dụng kẽm thông thường.

Smartbibi ZINC bổ sung kẽm hữu cơ Bisglycinate hấp thu nhanh, hấp thu cao
Smartbibi ZINC bổ sung kẽm hữu cơ Bisglycinate hấp thu nhanh, hấp thu cao

Smartbibi ZINC – TPBVSK bổ sung kẽm chelate hữu cơ hỗ trợ giảm biếng ăn – tăng cường đề kháng khi giao mùa

Với công thức tối ưu khi hiệp đồng tác dụng của kẽm chelate hữu cơ bisglycinate kết hợp vitamin C và cúc La Mã – hỗ trợ kháng viêm, tăng đề kháng, Smartbibi Zinc là công thức hỗ trợ tốt cho sức khỏe của trẻ, đặc biệt trong thời điểm nhạy cảm khi giao mùa. Smartbibi ZINC hỗ trợ tăng sức đề kháng, hỗ trợ cải thiện tình trạng biếng ăn, chậm lớn ở trẻ thiếu kẽm.

Được nhập khẩu nguyên chai từ Italy, Smartbibi Zinc trải qua quá trình kiểm định chất lượng gắt gao với tiêu chuẩn 4 KHÔNG: không gluten, không lactose, không độc tố, không cồn, an toàn đối với trẻ. Smartbibi ZINC được bào chế dạng siro lỏng, hương cam tự nhiên, vị nhạt thanh rất dễ uống đối với trẻ.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. 

Mẹ tìm hiểu thông tin về thực phẩm hỗ trợ bổ sung kẽm Smatbibi ZINC truy cập: https://www.smartbibi.vn/san-pham/zinc/ 

Tổng đài tư vấn: 1800 8070

 

Nên đọc thêm

bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn

Smartbibi ZinC – Bí kíp bổ sung kẽm cho bé biếng ăn từ Italia

Mẹ lo lắng vì con chậm lớn, chẳng chịu ăn? Mẹ muốn bổ sung kẽm để giảm biếng ăn cho con nhưng chưa biết nên chọn loại nào, bổ sung sao cho hiệu quả? Vậy mẹ hãy tham khảo ngay bí kíp giúp con ăn ngon – tăng cần đều của Smartbibi mẹ nhé! Vì